ĐHĐCĐ FPT: Kế hoạch lãi hơn 3,400 tỷ đồng chưa gồm thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ

31/03/2017 18:03
31-03-2017 18:03:11+07:00

ĐHĐCĐ FPT: Kế hoạch lãi hơn 3,400 tỷ đồng chưa gồm thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ

Chiều ngày 31/03, CTCP FPT (HOSE: FPT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 và thông qua kế hoạch kinh doanh với 46,619 tỷ đồng doanh thu, 3,400 tỷ đồng lãi trước thuế, cùng những định hướng, chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2020.

ĐHĐCĐ thường niên 2017 của FPT

Có thể hoàn thành thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ trong năm 2017

Năm 2016, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 40,545 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế tăng 6% khi đạt 3,014 tỷ đồng và xấp xỉ kế hoạch năm.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1,991 tỷ đồng và EPS 3,925 đồng, cùng tăng 3% so với năm 2015, cổ tức tỷ lệ 20%. Trong đó 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Trong năm 2016, Công ty đã chi trả cổ tức 10% và 10% còn lại sẽ được thanh toán trong quý 2/2017.

Lĩnh vực bán lẻ tăng trưởng 35% về doanh thu và 44% về lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, lĩnh vực phân phối có sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng từ chính sách của Apple và ngừng kinh doanh điện thoại Lumia của Microsoft.

Đại diện ban lãnh đạo cho biết, trong năm 2016, Microsoft thông báo ngừng kinh doanh sản phẩm dòng điện thoại Lumia, làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của dòng điện thoại này. Công ty đã phải giảm giá các sản phẩm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của mảng phân phối tụt mạnh.

Năm 2016, kế hoạch thoái vốn khỏi mảng phân phối và bán lẻ đang tạm dừng. Mặc dù Công ty đã xây dựng phương án và mời các nhà đầu tư nhưng vì một số lý do kỹ thuật, tỷ trọng cổ phần bán ra có thể chưa phù hợp nên chưa có kết quả. Công ty đang sửa đổi phương án, và dự kiến sẽ tách riêng hai mảng phân phối và bán lẻ để thoái vốn. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm, trao đổi và đang có tiến triển tốt, dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2017.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT cho biết, định hướng FPT mong muốn có sự tăng trưởng nhanh, bền vững và trở thành tập đoàn thuần công nghệ. Bên cạnh đó, nhiều cổ đông cũng đề xuất muốn tách mảng thương mại. Vì thế, việc bán đi mảng phân phối và bán lẻ là điều cần thực hiện.

FPT dự kiến sau khi thoái vốn sẽ không nắm cổ phần chi phối tại 2 doanh nghiệp sở hữu mảng phân phối và bán lẻ (FPT Trading và FPT Retail). Lợi nhuận sau khi thoái vốn sẽ ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, kế hoạch 2017 chưa bao gồm lãi từ khoản thoái vốn này.

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục ghi nhận số lượng sinh viên mới nhập học ở tất cả các hệ tăng 18% so với năm 2015, trong đó khối đại học tăng mạnh nhất với mức tăng 36% so với năm trước.

Trả lời cổ đông về vấn đề nợ xấu, đại diện ban lãnh đạo cho biết, nợ xấu luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Hết năm 2016, mảng kinh doanh về internet của FPT tỷ lệ khách hàng có nợ trên thị trường thấp hơn 1%, và trong số này khả năng mất cao. Những khối kinh doanh còn lại xuất hiện ít nợ xấu, tỷ trọng nhỏ so với quy mô của Công ty.

Sẽ tăng sở hữu FPT Telecom nếu Nhà nước thoái vốn

Kế hoạch 2017, FPT đặt mục tiêu doanh thu 46,619 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 13%, đạt mức 3,408 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết, tăng trưởng quý 1/2017 sẽ ở mức 2 con số. Dự kiến, tỷ lệ cổ tức 2017 sẽ là 20% bằng tiền mặt.

Về cơ cấu doanh thu, khối phân phối và bán lẻ vẫn chiếm chủ đạo với 26,093 tỷ đồng, dự kiến mang về 741 tỷ lợi nhuận. Tiếp theo là khối công nghệ sẽ thu về 11,830 tỷ đồng doanh thu và 1,359 tỷ đồng lợi nhuận. Doanh thu khối viễn thông khoảng 7,746 tỷ đồng và với 1,210 tỷ đồng lợi nhuận, còn lại 950 tỷ đồng đền từ doanh thu giáo dục và đầu tư cùng 98 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong năm 2017, FPT sẽ tập trung đầu tư hạ tầng cho lĩnh vực dịch vụ viễn thông; đầu tư văn phòng cho khối Công nghệ đáp ứng nhu cầu văn phòng dài hạn với chi phí hợp lý; đầu tư các cơ sở giáo dục mới với tổng mức đầu tư 2,284 tỷ đồng.

Về thị trường 4G, ban lãnh đạo cho biết, hiện FPT chưa sở hữu băng tần và thiết bị cần thiết, do đó Công ty đang chuẩn bị lực lượng nghiên cứu và tìm thị trường ngách để thâm nhập.

Tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) và chia làm 3 đợt vào các năm 2018, 2019 và 2020.

Liên quan đến việc Nhà nước dự định thoái vốn tại FPT Telecom năm 2017, ông Bình cho biết, FPT rất mong muốn có thể tăng sở hữu tại FPT Telecom nhưng điều này còn phụ thuộc vào tương lai.

Cuối cùng, ĐHĐCĐ cũng đã bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới 2017-2019. Theo đó, các thành viên HĐQT cũ vẫn tiếp tục tại vị trong nhiệm kỳ mới. Bên cạnh đó, 2 trong số 3 thành viên BKS của nhiệm kỳ cũ vẫn tiếp tục đương nhiệm, chỉ duy nhất 1 cá nhân bầu mới là bà Nguyễn Thị Kim Anh, thay thế cho ông Cao Duy Hà./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ SHB: "Lì xì" tiền mặt cho gần 1.4 ngàn cổ đông tham dự Đại hội

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Kế hoạch lãi trước thuế 3,398 tỷ đồng

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới.

ĐHĐCĐ HBC: Dự kiến hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ vào đầu tháng 5

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Tham vọng công ty tỷ đô

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch doanh thu kỷ lục, duy trì cổ tức tỷ lệ 38.5%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...

Chủ tịch Đặng Tuấn Tú (SGN): “Sân bay Long Thành sẽ quyết định tương lai của Công ty”

Triển vọng ngành hàng không năm 2024 và vấn đề đấu thầu tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là những điểm nóng được bàn luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2024...

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...

ĐHĐCĐ BCR: Mục tiêu trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất cả nước

Sáng ngày 25/04/2024, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) đã được tiến hành với tỷ lệ cổ đông tham dự tại thời điểm khai mạc là 74.99%.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98