Hành trình của FID và những giấc mơ không thành

08/03/2017 13:35
08-03-2017 13:35:00+07:00

Hành trình của FID và những giấc mơ không thành

Ôm hoài bão lớn khi lên sàn, nhưng sau gần 2 năm, mục tiêu mà FID đặt ra vẫn nằm trên giấy, trong khi thị giá cổ phiếu rớt xuống không bằng “cốc trà đá”. Lần tái cấu trúc sắp tới liệu có giúp FID xoay chuyển vận mệnh?

Kế hoạch như vẽ và thực tế không như mơ

Niêm yết trên sàn HNX vào tháng 5/2015 với vốn điều lệ 100 tỷ, ngành nghề của CTCP Đầu tư & Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID) trải dài từ lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp, buôn bán vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại kim loại, quặng kim loại và đá hạt quartz, chế biến gỗ MDF cho đến môi giới bất động sản (sàn giao dịch VNDILand) và phân phối các dự án. Đồng thời, năm 2015, FDI còn nhận chuyển nhượng hơn 110 ha đất nuôi thủy sản, chuyển đổi thành đất công nghiệp, với tham vọng cùng đối tác lập dự án khu công nghiệp công nghệ cao.

Theo bản cáo bạch niêm yết, FID lên kế hoạch khủng với những con số nhảy vọt về doanh thu, lợi nhuận và vốn điều lệ cho 3 năm tiếp theo. Cụ thể, FID đặt mục tiêu doanh thu 560 tỷ năm 2015, lãi trước thuế 63 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ 560 tỷ đồng. Sang năm 2016 và 2017, vốn điều lệ và lợi nhuận mục tiêu được FID đưa ra với mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Cụ thể, năm 2016 tăng vốn lên 750 tỷ và đến năm 2017 thì lên 1,500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 195 tỷ và 435 tỷ đồng.

Chỉ tiêu của FID trong giai đoạn 2015-2017 (Đvt: Tỷ đồng)

Kế hoạch là vậy nhưng thực tế lại có sự chênh lệch quá lớn. Năm 2015, kết quả kinh doanh mặc dù có tăng trưởng nhưng cách quá xa chỉ tiêu đề ra. Theo đó, FID chỉ đạt doanh thu thuần hơn 242.5 tỷ đồng và lãi trước thuế chỉ hơn 21.7 tỷ, lần lượt tương đương 43% và 34% chỉ tiêu. Bên cạnh đó, kế hoạch tăng vốn lên 300 tỷ cũng chìm vào quên lãng.

Sang năm 2016, HĐQT đã phải đưa ra một kế hoạch mới “khiêm tốn” hơn nhiều so với những con số trong bản cáo bạch niêm yết. Trong đó, vốn điều lệ dự kiến là 220 tỷ đồng; chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận hạ xuống mức 200 tỷ và 12 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có thể một lần nữa FID lại "vỡ kế hoạch". Theo lời Chủ tịch HĐQT Đặng Kim Khoa tại ĐHĐCĐ bất thường gần đây, năm 2016 với FID sẽ là bước thụt lùi so với năm 2015. BCTC Công ty mẹ quý 4/2016 của FDI cũng cho thấy, lũy kế cả năm, đơn vị này chỉ đạt doanh thu hơn 94 tỷ đồng (giảm 57%) và lợi nhuận vỏn vẹn hơn 3.3 tỷ đồng.

Hành trình tăng vốn và những cá nhân hưởng lợi lớn

Không chỉ ở hoạt động kinh doanh, chặng đường tăng vốn của FID cũng không suôn sẻ. Vào giữa năm 2016, FID thực hiện kế hoạch tăng vốn bằng việc phát hành gần 11 triệu cp ra công chúng giá 10,000 đồng/cp. Mặc dù phát hành thấp hơn giá thị trường tại thời điểm đó (dao động 13,300 đồng/cp), nhưng lượng đăng ký mua chỉ đạt hơn 3 triệu cp, dẫn đến việc 5 thành viên HĐQT cùng 3 cổ đông khác phải “ôm” 7.8 triệu cp “ế” hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

Chỉ chưa đầy 1 tháng sau đợt phát hành tăng vốn, FID xuất hiện hàng loạt thông tin giao dịch thỏa thuận bán lượng lớn cổ phiếu của thành viên HĐQT và cổ đông lớn (gồm các cá nhân tham gia đợt chào bán). Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Bùi Đình Như2 thành viên HĐQT Lê Đức Tự và Hoàng Ngọc Chiến, cùng cổ đông lớn CTCP Finaway đã bán 5.72 triệu cp tại mức giá cao ngất ngưởng (dao động quanh mức 20,000 đồng/cp, gấp 2 lần mức giá chào bán trước đó). Sau giao dịch, các cá nhân và tổ chức trên chỉ còn giữ lại lượng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch mua từ đợt chào bán.

Trong thời gian diễn ra các giao dịch trên, thị giá cổ phiếu FID cũng có chiều hướng tăng, từng có phiên đạt 25,000 đồng/cp (ngày 11/07/2016).

Có thể nói, qua đợt tăng vốn này những cá nhân tham gia hốt cú chót lượng cổ phiếu “ế” đã thu lợi đến gấp đôi. Với mức giá hơn 2,000 đồng/cp hiện tại họ vẫn có lời cho lượng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch từ đợt chào bán.

Thay máu Ban lãnh đạo và cổ phiếu về “cốc trà đá”


Chỉ ít lâu sau khi tăng vốn thành công, bộ máy lãnh đạo của Công ty thay đổi hoàn toàn.

Đến đầu tháng 11/2016, những tin đồn về Ban lãnh đạo mới có liên quan đến MTM xuất hiện trên thị trường và điều này được cho là đã dẫn đến việc thị giá cổ phiếu FID “lau sàn” gần 1 tháng rơi từ 17,400 đồng/cp xuống còn 1,400 đồng/cp.

Mới đây, trả lời chất vấn cổ đông tại ĐHĐCĐ bất thường 2016 ngày 22/02, ông Khoa cho biết, những giao dịch của MTM với FID đã diễn ra từ năm 2014 trước khi Công ty lên sàn và bản thân ông Khoa từng làm việc tại một doanh nghiệp khoáng sản nên có mối quan hệ trong ngành, ngoài ra không có liên hệ nào khác giữa hai bên.

Về việc thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo, ông Khoa cũng cho biết, những thành viên HĐQT cũ là đại diện của các Công ty con, vì vậy khi FID có ý định thoái vốn và đầu tư mới thì cần thay thế thành viên HĐQT mới.

Có nên tin lần tái cấu trúc thứ hai khi dấu ấn lần đầu chưa phai?

Sau khi Ban lãnh đạo mới tại nhiệm, một đề án về tái cấu trúc hoạt động của FID xuất hiện. Theo đó, HĐQT lên kế hoạch đưa FID tham gia vào 2 dự án bất động sản lớn. Đầu tiên là dự án Tôn tọa khu di tích đề đô và sông Tiêu Tương do CTCP Đầu tư A.D.E.L thực hiện phát triển, dự án gồm: phần BT – Tôn tạo khu di tịch đền Đô và Sông Tiêu Tương (diện tích 41.44 ha) có tổng mức đầu tư 634.6 tỷ đồng và phần hoàn vốn – Khu đô thị ADEL- Đình Bảng có tổng diện tích 42.18 ha với tổng mức đầu tư 1,042 tỷ đồng. Dự kiến lợi nhuận trước thuế từ dự án khoảng 400 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư A.D.E.L  được cấp giấy phép kinh doanh từ năm 2007 và có vốn điều lệ chỉ 60 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh khác.

Để “có chân” trong dự án, FID dự định mua lại 95% vốn điều lệ của Đầu tư A.D.E.L và chi dự kiến 350 tỷ đồng vốn đối ứng để Đầu tư A.D.E.L thực hiện dự án.

Dự án thứ hai mà FID nhắm tới là Công viên nghĩa trang Tịnh Độ Viên - Hòa Bình, có tổng mức đầu tư khoảng 1,500 tỷ đồng với thời gian thu hồi vốn từ 2-3 năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 1,200 tỷ đồng.

Đồng thời, HĐQT được thông qua việc mua lại 90% vốn của CTCP BĐS An Hưng, đây là doanh nghiệp có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, do cá nhân Phùng Thị Diệp Linh (1 trong 5 thành viên HĐQT cũ) là 1 trong 3 cổ đông sáng lập.

Bên cạnh đó, để huy động nguồn vốn cho các dự án, FID cũng thoái hết vốn khỏi CTCP Đầu tư Xây lắp và Thương mại Việt Nam (VIT) và CTCP Nông sản Phía Nam, đồng thời chuyển hướng nguồn tiền thu về tư đợt tăng vốn (gần 110 tỷ đồng) để đầu tư vào A.D.E.L.

Tuy nhiên, văn bản trên giấy và những gì FID thực hiện không giống nhau!

Khác với dự định, những thông tin về tiền trình thực hiện 2 dự án của FID không hề xuất hiện, khoản tiền gần 110 tỷ đồng vào A.D.E.L cũng không được Công ty sử dụng.

Cho đến ngày 16/01, nhà đầu tư mới “giật mình” về việc cổ phiếu FID bất ngờ rơi vào diện kiểm soát do có những dấu hiệu không minh bạch liên quan đến số tiền 110 tỷ đồng mà theo giải trình của FID về nguyên nhân thay đổi mục đích sử dụng là do các đối tác không nhận vốn góp và thất bại trong việc mua cổ phần.

Mới đây, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 22/02, khi được hỏi về lý do không thực hiện 2 dự án bất động sản trên, ông Khoa giải thích, 2 dự án trên đều cần nguồn vốn lớn để triển khai mà hiện tại FID không có đủ sức để thực hiện. Mặt khác, các dự án đều cần thời gian để thu lợi nhuận trong khi Công ty cần nguồn vốn quay vòng nhanh để tái đầu tư.

Cũng tại đại hội này, FID  cũng một lần nữa trình lên kế hoạch tái cấu trúc khoản đầu tư với định hướng “đẩy” số tiền 110 tỷ đồng, đầu tư mua lại cổ phẩn của một loạt doanh nghiệp khoáng sản, sản xuất thép thuộc sở hữu của các cá nhân gồm: CTCP Gang thép Công nghiệp Việt Nam, CTCP Đầu tư và phát triển công nghiệp Hà Thái và CTCP Đầu tư Thương mại Thanh Thủy từ 3 cá nhân Hà Xuân Trường, Hà Tiến Tùng, Hoàng Quế Lan.

Theo tìm hiểu về 3 doanh nghiệp trên, cá nhân Hoàng Quế Lan là người đại diện pháp luật cho Gang thép Công nghiệp Việt Nam và Đầu tư Thương mại Thanh Thủy. Đối với Đầu tư và phát triển công nghiệp Hà Thái, người đại diện pháp luật của đơn vị này - ông Đồng Văn Thập có tên trong danh sách 4 cổ đông sáng lập của Gang thép Công nghiệp Việt Nam.

Theo ông Đặng Kim Khoa, việc đầu tư vào 3 doanh nghiệp trong đó có Đầu tư Thương mại Thanh Thủy, là hướng đến những tiềm năng đất đai, mỏ cát cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gạch, đồng thời, Đầu tư Thương mại Thanh Thủy cũng đang nắm 50% cổ phần của một nhà máy thép.

Trong lần tái cấu trúc này, một thế hệ Ban lãnh đạo mới của FID lại được khai sinh, với việc thay thế 4 thành viên HĐQT và toàn bộ 3 thành viên BKS. Mặt khác, 2 cá nhân chuyển nhượng cổ phần là Hà Xuân Trường, Hoàng Quế Lan cũng có tên trong danh sách HĐQT mới. Tại đại hội, ông Hà Xuân Trường - Chủ tịch HĐQT mới của FID từng khẳng định, trong thời gian tới, HĐQT mới đương nhiệm thì mọi việc kinh doanh tại FID sẽ khác và nhà đầu tư sẽ thấy rõ được hiệu quả.

Thay đổi HĐQT và BKS của FID theo thời gian






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98