Nhịp đập Thị trường 09/03: Nhóm ngân hàng không đỡ nổi VN-Index

09/03/2017 11:59
09-03-2017 11:59:12+07:00

Nhịp đập Thị trường 09/03: Nhóm ngân hàng không đỡ nổi VN-Index

Đến khoảng 13h30, VN-Index lại rơi xuống dưới mức tham chiếu, do SAB, GAS và PVD giảm mạnh hơn (SAB -3.2%, GAS -1.7%, PVD -2.1%). Đến cuối ngày, SAB hồi giá lại được vài ngàn đồng/cp, và chỉ còn giảm 1.3% về mức 216,000 đ/cp, tuy nhiên, lại đến lượt 1 mã largecap khác giảm giá là STB (-1.4%) nên cuộc đấu ngân hàng vs dầu khí đã ngã ngũ với kẻ thắng là dầu khí, và tác dụng phụ là VN-Index giảm 0.11% về 715.8 điểm.

Không giống như phiên sáng, HNX-Index đã luôn giữ được sắc xanh suốt phiên chiều và đóng cửa ở mức 87.72 điểm (+0.21%) nhờ sự hỗ trợ đến từ ACB, VND, VNR, PTI…

Nhóm dầu khí nhìn chung vẫn suy giảm trong phiên chiều do có khá nhiều thông tin không mấy tích cực công bố trên báo chí hôm nay, thậm chí 1 số mã đã giảm mạnh hơn so với phiên sáng, ví dụ như PVB (-5.3%), PVD (-2.3%)… Riêng PCN tăng trần, và ngược lại PVP giảm sàn, nhưng là do lượng giao dịch quá thấp.

Nhóm bảo hiểm có sự phân hóa theo sàn, BVHPGI (sàn HOSE) giảm giá và góp phần kéo chỉ số VN-Index, nhưng VNR, PTI lại tăng và nâng đỡ cho HNX-Index.

Nhóm chứng khoán cũng không còn giữ được hưng phấn trong phiên chiều, nhiều mã đã chuyển từ xanh sang đỏ. Tuy nhiên, MBS vẫn tăng trần. Ngoài ra, cả 3 cổ phiếu smallcap nhóm này trên sàn Upcom cũng tăng giá.

DXG sẽ tăng cổ tức 2016 từ 15% lên 18%, tuy nhiên hình thức chi trả chỉ có 5% tiền mặt (tức khoảng 126.5 tỷ đồng), còn lại 13% bằng cổ phiếu. Đầu tháng 10/2016 DXG cũng chốt trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu. Giá cổ phiếu DXG đã không thay đổi vào cuối đợt 3, đây có thể coi là kết quả tích cực, do khối ngoại đã bán ròng tới gần 4.5 tr.cp, và nhiều thời điểm đã “đè” giá xuống dưới tham chiếu. Lưu ý rằng DXG nằm trong số 4 cổ phiếu được ETF FTSE thông báo mua vào cuối tuần qua.

Theo nghị quyết của HĐQT về việc tổ chức họp ĐHCĐ thường niên, VCB sẽ bàn đến chuyện tăng vốn điều lệ, nhưng chưa có thông tin cụ thể. Ngành ngân hàng năm nay đang đối diện với áp lực nâng chuẩn Basel II, trong đó tăng vốn là 1 trong những điều kiện tiên quyết, tuy nhiên VCB là 1 trong số rất ít ngân hàng đã đáp ứng được chuẩn mực này ngay từ bây giờ. Do đó, phương án tăng vốn có lẽ sẽ là thông tin tích cực đối với cổ phiếu này trong thời gian tới.

Bộ Công thương mới công bố danh sách 8 công ty được phép xuất nhập khẩu khí khí gaz và tổng cộng 35 doanh nghiệp được kinh doanh phân phối khí gaz, trong đó có nhiều tên tuổi đang niêm yết như PVG, PGS, PCG…, căn cứ theo nội dung của Nghị định 19/2016/NĐ-CP. Như vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn phải rút lui khỏi thị trường phân phối nhiên liệu này. Giá các cổ phiếu nói trên dường như vẫn chưa phản ứng với thông tin này, trong đó CNG, GAS, PGS và PVG đều giảm giá. Tuy nhiên kể từ tháng 2 đến nay, nhiều cổ phiếu đã tăng nhờ thông tin về giá LPG thế giới tăng rất mạnh kể từ đầu năm.

Phiên sáng: Dòng tiền quay lại nhóm largecap

VN-Index đã tăng nhẹ vào cuối phiên sáng lên 717.51 điểm (+0.13%). Các chỉ số chính của 2 sàn khác cũng tăng điểm. Điểm thú vị là diễn biến của HNX-Index sáng nay rất đồng dạng với VN-Index, điều hiếm thấy gần đây. Ngoài ra, VN30 tăng 0.62% trong khi VNSML giảm 0.1%, cho thấy có khả năng dòng tiền đang rời nhóm vốn hóa nhỏ và quay lại nhóm vốn hóa lớn.

Các nhóm cổ phiếu đang hỗ trợ chỉ số là ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, vận tải hàng hóa đường thủy, hóa chât cơ bản… Các nhóm ngành đang ghìm chỉ số là dầu khí, than, cao su, xi măng, khoáng sản, BĐS dân dụng… Ngạc nhiên là nhóm phân phối khí đốt, trong khi các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn giảm giá như GAS (-1.2%), PGS (-1.1%), CNG (-1.3%) thì PGD và các mã nhỏ hơn lại đảo chiều tăng giá như ASP, PGC, cá biệt PCG tăng trần nhờ 100 cp.

Đến cuối phiên sáng, nhóm ngân hàng chỉ còn mỗi EIB giảm giá (-1,4%), trong khi MBB bật tăng bất ngờ từ lúc gần 11g sáng.

Khối ngoại lại mua ròng HPG đến 900,000 cp, nhiều khả năng sẽ mua ròng vượt hơn 1 tr.cp tương tự như phiên 02/03. Giá cổ phiếu này đang tăng 2% sau khi có thông tin về tầm nhìn 2020.

PDR sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu 10% cho niên độ 2016, sau khi đã đạt mức tăng trưởng Doanh thu và lợi nhuận cả năm 2016 vô cùng ấn tượng (tương ứng 272% và 120%, hầu hết ghi nhận trong Q4). Giá cổ phiếu PDR đang tăng nhẹ 1.1% ở mức 14,250 đ/cp. Tuy nhiên, lưu ý rằng tình hình công nợ của PDR vẫn chưa hề được cải thiện, công ty dường như đang chuyển hướng qua các dự án BT để tạo nguồn thu nhanh chóng, nhưng dòng tiền vẫn là dấu hỏi cho năng lực thi công.

VJC đã tăng giá nhẹ trở lại vào cuối phiên sáng nay, sau khi giảm giá đầu phiên. Tuy nhiên, lưu ý khối ngoại đang bán ròng khoảng 150,000 cp.

Theo cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ đang tăng mạnh mẽ và sẽ phá kỷ lục vào năm tới 2018. Điều này có thể sẽ đe dọa đến việc thực thi cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC và Nga và sẽ còn khiến giá dầu thế giới dao động mạnh trong thời gian tới.

Ấn Độ mới ra thông báo tạm ngưng nhập khẩu 1 số mặt hàng nông sản của Việt Nam (cafe, tiêu đen, sắn, quế…) từ 07/03/2017, đây được cho là hành động đáp trả 1 quyết định tạm ngưng nhập khẩu nông sản từ Ấn Độ của Việt nam trước đó.

Theo Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương, tính đến giữa tháng 2, sản lượng nhập khẩu phân bón, chủ yếu từ TQ đã tăng rất mạnh, +26.2% về lượng và 13.8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2016. Quan trọng là giá nhập khẩu đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trong nước. Tuy giá phân bón trong nước đang tăng và dự kiến sẽ còn tăng nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên tình hình nhập khẩu sẽ có thể tác động tiêu cực lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước. Nhóm cổ phiếu phân bón sáng nay đang có hiện tượng giảm giá, riêng VAF đang tăng trần gần 7% không “bền vững” do chỉ 100 cp được khớp lệnh.

10h50: Ngân hàng đấu dầu khí trong việc “định hướng” chỉ số

VN-Index và cả HNX-Index đang biến động rất đồng dạng với nhau, 1 phiên hiếm thấy gần đây. Lý do chính có lẽ là vì các chỉ số này đang chịu tác động từ 2 nhóm dầu khí (tiêu cực) và ngân hàng (tích cực). Tuy nhiên cũng đang có kẻ “phá bĩnh” cuộc đối đầu này là SAB.

4 cổ phiếu ngân hàng có quy mô lớn nhất là VCB, BID, CTG và ACB đều đang tăng giá, và nhờ đó là trụ đỡ chính cho VN-Index. Ngoài ra, index cũng được hỗ trợ bởi các nhóm khai khoáng (kim loại), xây dựng, chứng khoán (MBS đang tăng sát trần)… Ngược lại, các nhóm ngành đang được coi là tác động tiêu cực lên chỉ số, bên cạnh dầu khí là khai thác than, cao su và chế phẩm từ cao su…

HPG mới công bố kế hoạch tăng sản lượng thép tiêu thụ lên đến 6 tr.tấn vào năm 2020, tăng gấp 3 lần sản lượng bán được năm 2016, chủ yếu nhờ vào dự án Dung Quất. Tuy nhiên điều này có vẻ chưa tạo ra sự hấp dẫn cho NĐT, bời vì Việt nam ở ngay cạnh “nhà máy thép” lớn nhất thế giới là Trung Quốc, và cho dù bị áp thuế bảo hộ, nhưng giá thép Trung Quốc vẫn đang tràn vào nước ta rất nhiều. Ngoài ra, kế hoạch tham vọng của HPG có lẽ sẽ còn gây tranh cãi do phải tính đến tổng cầu trong nước, cũng như cạnh tranh từ các đối thủ. Giá cổ phiếu HPG hiện đang tăng nhẹ hơn 1.4%, khối ngoại đang mua ròng khá nhiều (820,000 cp).

TLG đang giảm giá đến 6.5% sau khi có thông tin thêm 1 thành viên HĐQT đăng ký bán hết số phiếu, mức giảm giá này khá bất thường, bởi trước đây khi “ông chủ” của tập đoàn này bán cổ phiếu, giá TLG cũng không giảm mạnh như vậy. Tình hình tài chính và kinh doanh của TLG nám 2016 vẫn rất tốt, không có rủi ro nào lớn, chưa rõ chuyện gì đang xảy ra tại đây.

Mở cửa: VN-Index đỏ vì dầu

VN-Index mở cửa thấp hơn khoảng 0.1% so với hôm qua, do ảnh hưởng từ GAS (-1.4%), PVD (-1.9%) và SAB (-1.3%). Thông tin giá dầu giảm mạnh hôm qua đã tác động lên nhóm dầu khí và qua đó tác động lên chỉ số.

Giá dầu WTI lẫn Brent giảm bất ngờ hơn 5% hôm qua, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ ra báo cáo về mức tăng dự trữ dầu thô nội địa lớn hơn nhiều so với dự đoán trước đó. Giá dầu thế giới hiện đã rơi về mức đỉnh hồi cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm ngoái. Đây là thông tin không tốt cho các công ty dầu khí đang niêm yết như PVD, PVS, PVB.

ACB tiếp tục tăng giá hơn 2% sau khi đã “nổi loạn bất thành” trong phiên chiều qua. Tương tự, các cổ phiếu ngân hàng lớn khác cũng tăng giá nhẹ.

Nhóm bất động sản (BĐS) công nghiệp đa số tăng giá, trong đó đáng chú ý nhất là SZL (tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp).

CNG đã công bố kế hoạch kinh doanh 2017 với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 80,8 tỷ đồng (-28% so với năm 2016), và cổ tức 15%, chỉ bằng ½ so với các năm trước đây. Giá khí thế giới cũng đã giảm mạnh trong hơn 2 tháng đầu năm nay, có thể là nguyên nhân khiến CNG đưa ra mức kế hoạch khiêm tốn này. Hiện giá cổ phiếu CNG

SSI sẽ họp ĐHCĐ vào ngày 21/04/2017 tới, ngày đăng ký cuối cùng là 20/03/2017. SSI cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh 2017, với tổng doanh thu 2,108.2 tỷ đồng (+47.4% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,058 tỷ đồng (+11.36%). Giá cổ phiếu SSI gần đây giảm nhẹ, ngược với xu hướng thị trường, nhất là khi SSI là công ty có thị phần số 1 và thanh khoản trên TTCK đang tăng rất cao. Nhiều khả năng biến động giá chỉ phản ánh động thái chốt lời, bởi vì SSI cũng đã tăng giá liên tục kể từ đầu tháng 12/2016 đến nay.

TLH mới công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2017 với mức sụt giảm đến 57% so với thực hiện năm trước đó. Lý giải được đưa ra là do giá nguyên liệu đầu vào đang tăng, có lẽ ám chỉ đến giá quặng sắt và giá than cốc. Lưu ý rằng TLH tuy là công ty thuộc nhóm ngành thép, nhưng hoạt động thương mại là chủ yếu, khác với các công ty sản xuất như HPG hay POM…



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (36)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 15-19/04/2024: Triển vọng ngắn hạn tiếp tục bi quan

VN-Index giảm mạnh 4 phiên liên tiếp trong tuần qua đồng thời xóa sạch mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Bên cạnh đó, khối ngoại vẫn duy trì việc bán ròng cho...

Nhịp đập Thị trường 19/04: Hồi phục bất thành trong phiên chiều, VN-Index mất hơn 18 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 18.16 điểm (1.52%), về mức 1,174.85 điểm; HNX-Index giảm 5.4 điểm (2.39%), về mức 220.8 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 19/04/2024: Tâm lý bi quan vẫn hiện hữu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 108 mã giảm và 26 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 19/04/2024: Tâm lý bi quan bao trùm thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 17/04/2024. VN30-Index giảm mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống Bearish Engulfing...

Vietstock Daily 19/04/2024: Tình hình đang chuyển biến xấu

VN-Index giảm mạnh đồng thời bám sát đường Lower Band của Bollinger Bands và dải này đang mở rộng cho thấy tình hình khá tiêu cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch...

Nhịp đập Thị trường 17/04: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 23 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 22.67 điểm (1.86%), về mức 1,193.01 điểm; HNX-Index giảm 2.63 điểm (1.15%), về mức 226.2 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 17/04/2024: Sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/04/2024, toàn thị trường có 31 mã tăng, 113 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh trước phiên đáo hạn

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 16/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Hammer cùng với khối lượng...

Vietstock Daily 17/04/2024: Khả năng điều chỉnh vẫn còn

VN-Index giảm nhẹ và hình thành mẫu hình nến High Wave Candle sau khi test lại đường SMA 100 ngày. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu...

Nhịp đập Thị trường 16/04: Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index thoát 1 phiên giảm mạnh

Vào phiên chiều, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi VN-Index thủng mốc 1,200 điểm, nhưng số khác lại xem đây là cơ hội.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98