Bài toán nan giải về nền kinh tế Pháp

20/04/2017 06:30
20-04-2017 06:30:00+07:00

Bài toán nan giải về nền kinh tế Pháp

Pháp dường như đang mắc kẹt trong một vũng lầy, CNNMoney cho hay.

Nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Âu đã trải qua nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp cũng như thâm hụt ngân sách cao. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng như Đức và Anh lại tận hưởng đà hồi phục mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các khó khăn về kinh tế của Pháp sẽ là trọng tâm của các cuộc tranh cử Tổng thống sắp diễn ra vào ngày Chủ nhật tới.

Cuộc thi đã trở thành một cuộc chạy đua  giữa các ứng cử viên đến từ các đảng phái chính trị. Hai trong số những người đứng đầu là chính trị gia bên phe cực hữu là bà Marine Le Pen và nhà xã hội học Jean-Luc Melenchon đều có những ý tưởng cực đoan về cách cải thiện nền kinh tế Pháp.

Cụ thể, cả hai ứng cử viên này đều phản đối các thỏa thuận thương mại tự do và chỉ trích nặng nề về đồng euro.

“Tốc độ tăng trưởng ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc chủ nghĩa dân túy và các đảng phái chống lại đồng euro như bà Marine Le Pen”, Jessica Hinds, Chuyên gia kinh tế châu Âu tại Capital Economics, cho hay.

2 ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất tại cuộc bỏ phiếu vào ngày Chủ nhật sắp tới sẽ tiến thẳng vào vòng cuối, dự kiến diễn ra vào ngày 07/05/2017. Tuy nhiên, liệu họ có phương thuốc đúng đắn để chữa trị cho nền kinh tế Pháp?

Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế ảm đạm, GDP của Pháp cuối cùng cũng tăng cao hơn, nhưng vẫn ở mức rất thấp.

Nền kinh tế Pháp đã tăng trưởng 1.2% trong năm 2016, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi đó, hai nền kinh tế lớn hơn ở châu Âu là Đức và Anh đều tăng trưởng 1.8% trong cùng kỳ.

 

IMF dự báo kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng chỉ 1.4% trong năm 2017, một trong những mức tăng yếu nhất ở Liên minh châu Âu (EU).

Pháp cũng gặp khó khăn trong làm giảm tỷ lệ thất nghiệp – hiện đang ở gần mức 10%. Con số này còn cao hơn cả mức trung bình của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức và Anh.

Vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp còn tồi tệ hơn đối với những người trẻ tuổi: 24% người nằm trong độ tuổi 15-24 không có việc làm.

Trong khi đó, nợ Chính phủ đã nhảy vọt lên gần mức 90%, tăng từ mức 58% tại thời điểm 1 thập kỷ trước.

Nhưng vẫn còn đó một vài điểm sáng. Cụ thể, Pháp có bất bình đẳng thu nhập tương đối thấp và số lượng người gặp nguy cơ nghèo đói thấp hơn Đức hoặc Anh.

Tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ Pháp (tính trên GDP) vào các chương trình xã hội và phúc lợi cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế chủ chốt khác.

Tuy nhiên, chính hệ thống phúc lợi hào phóng đã dẫn đến thâm hụt ngân sách ngày càng cao, còn hệ thống y tế đang rất cần tiền mặt. IMF đã vận động các cuộc cải cách kinh tế để kiểm soát chi tiêu công./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98