DPM tiêu thụ hơn 290 ngàn tấn phân bón trong quý 1, dự kiến vận hành nhà máy NPK vào cuối 2017

19/04/2017 10:10
19-04-2017 10:10:02+07:00

DPM tiêu thụ hơn 290 ngàn tấn phân bón trong quý 1, dự kiến vận hành nhà máy NPK vào cuối 2017

Trước thềm ĐHĐCĐ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HOSE: DPM), ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT đã có chia sẻ về kết quả kinh doanh quý 1/2017, triển vọng thị trường phân bón năm 2017 và tiến độ dự án đầu tư sản phẩm mới.

Ông Lê Cự Tân - Chủ tịch HĐQT DPM.

Xin ông cho biết ước tính kết quả kinh doanh quý 1/2017 và dự báo về triển vọng kinh doanh năm 2017 của DPM?

Từ những diễn biến thị trường trong những tháng đầu năm, chúng tôi dự báo thị trường phân bón nói chung và phân đạm nói riêng năm nay đang có những dấu hiệu tích cực. Về nguồn cung trên thị trường cơ bản đã đi vào ổn định do các dự án nhà máy mới đều đã đi vào hoạt động từ năm 2015. Về nhu cầu thị trường, thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong những tháng đầu năm nên đã tác động tốt tới nhu cầu sử dụng phân bón trên thị trường kéo theo giá phân bón trong nước trong 2 tháng đầu năm có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên tới tháng 3, giao dịch có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào, lượng phân bón nhập khẩu giá rẻ tăng cao và nông dân trên cả nước đã hoàn tất chăm bón mùa vụ.

Ngoài ra, do nguồn cung, đặc biệt là từ nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ vào thị trường Việt Nam khá mạnh nên cũng gây áp lực, ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ trong nước nói chung và các đơn vị kinh doanh của DPM nói riêng. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường phân bón vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Trước tình hình đó, các đơn vị thành viên của DPM đã duy trì sản xuất an toàn, ổn định, linh hoạt tăng cường điều phối sản lượng cung ứng hàng giữa các vùng miền nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh. Nhà máy Đạm Phú Mỹ trong quý 1 đạt sản lượng sản xuất 222 ngàn tấn, bằng 107% kế hoạch quý và 29% kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón của DPM trong quý 1 ước đạt khoảng 290 ngàn tấn. Riêng sản lượng urê Phú Mỹ tiêu thụ được gần 194 ngàn tấn, hoàn thành 96% kế hoạch quý và 24% kế hoạch năm, sản lượng giảm khoảng 14% so với cùng kỳ chủ yếu do lượng tiêu thụ trong tháng 3 thấp. Giá bán trung bình Urê Phú Mỹ trong quý 1/2017 của Tổng công ty cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 6%.

Đối với DPM, sự phục hồi nhẹ về giá bán là không đáng kể so với tăng giá nguyên liệu đầu vào. Giá nguyên liệu đầu vào của Nhà máy Đạm Phú Mỹ (gắn với giá dầu FO trung bình hàng tháng tại thị trường Singapore) trong quý 1 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá khí trung bình trong quý 1 ước khoảng 5.0 USD/MMBTU (đã gồm thuế VAT), tăng 60% so với cùng kỳ và cao hơn khoảng 14% so với giá khí kế hoạch năm 2017 đã ảnh hưởng mạnh tới biên lợi nhuận mặt hàng chủ lực là urê. Tuy nhiên, với chính sách bán hàng tối ưu nên biên lợi nhuận urê trong quý 1 mặc dù thấp hơn cùng kỳ nhưng vẫn duy trì gần tương đương năm ngoái. Riêng biên lợi nhuận mặt hàng nhập khẩu cao gấp đôi so với cùng kỳ.

Với kết quả sản xuất kinh doanh như trên thì quý 1 Tổng công ty hoàn thành 108% kế hoạch doanh thu và 107% kế hoạch lợi nhuận, tương đương 27% kế hoạch cả năm 2017. Trong thời gian tới, DPM đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh nguồn hàng ra thị trường, với sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón, hóa chất trong quý 2 ước đạt khoảng gần 350 ngàn tấn.

Ông có dự báo gì về triển vọng ngành phân bón năm nay dưới tác động của diễn biến giá cả, nguồn cung - cầu ở thị trường trong nước và thế giới? DPM có lợi thế và khó khăn gì so với các đối thủ trên thị trường?

Ngành phân bón nói chung và phân đạm vừa trải qua nhiều khó khăn trong năm 2016 khi sản lượng sản xuất urê chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, nhập khẩu tăng mạnh. Sản lượng tiêu thụ phân urê nội địa năm 2016 giảm nhẹ so với năm trước, ước đạt khoảng 2.1 triệu tấn do hạn hán và xâm ngập mặn kéo dài trong nửa đầu năm. Về triển vọng thị trường năm nay như đã đề cập thì có sự đan xen cả yếu tố tích cực và tiêu cực nhưng theo diễn biến thị trường tới nay chúng tôi kỳ vọng nhu cầu sử dụng  và giá bán năm nay sẽ phục hồi sau đà suy giảm vào năm 2016.

Về năng lực cạnh tranh, DPM có ưu thế so với đối thủ về năng lực phân phối và thương hiệu chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nó cũng tạo áp lực về chi phí quản lý, bán hàng, tiếp thị.

Vậy xin ông cho biết Ban lãnh đạo DPM có những giải pháp gì để phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh và các mục tiêu ưu tiên của Ban lãnh đạo trong năm nay là gì?

Về kế hoạch năm 2017, chúng tôi đã có chương trình hành động cụ thể nhằm  triển khai các giải pháp phù hợp để hoàn thành vượt mức, về đích sớm kế hoạch sản xuất kinh doanh được cổ đông thông qua. Ngoài việc tiếp tục vận hành ổn định, an toàn, thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ thành công Nhà máy Đạm Phú Mỹ, kinh doanh hiệu quả sản phẩm phân bón Phú Mỹ, trong năm nay DPM sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh mảng hóa chất, triển khai đạt tiến độ các dự án đầu tư đã được phê duyệt đồng thời thắt chặt quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có.

Ban lãnh đạo DPM và cán bộ công nhân viên đã xác định ưu tiên hàng đầu hiện giờ là tập trung nguồn lực để thực hiện bảo dưỡng định kỳ thành công dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ kết hợp đấu nối dự án nâng công suất Xưởng NH3 thêm 90 ngàn tấn/năm và hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm NPK chất lượng cao công suất 250 ngàn tấn/năm để chính thức cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Đây là các dự án đầu tư quan trọng giúp DPM tăng quy mô sản xuất phân bón thêm 30% và hóa chất thêm 20% so với năng lực hiện nay từ đó gia tăng thị phần.

Được biết cổ đông và nhà đầu tư hiện nay đang rất quan tâm tới các dự án đầu tư mới của Công ty. Xin ông cho biết tiến độ đầu tư dư án trọng điểm của DPM là NPK và NH3 tới thời điểm này? Tiềm năng của 2 dự án này có gì thay đổi gì không so với dự báo trước đây nhìn từ góc độ thị trường hiện nay?

Sau gần 20 tháng triển khai xây dựng thì tới cuối quý 1/2017 dự án xây nhà máy NPK đạt khoảng 84% tiến độ và dự án nâng công suất Xưởng NH3 đạt khoảng 75% tiến độ. Do vòng đời dự án là 20-25 năm nên việc dự báo hiệu quả đầu tư cần mang tính dài hạn nên quan điểm của chúng tôi là không nên dựa trên số liệu và diễn biến thị trường của một thời điểm để điều chỉnh hiệu quả của cả vòng đời dự án. 

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn luôn theo dõi sát sao và đã có những nhận định, cập nhật những yếu tố thay đổi mang tính dài hạn trên thị trường trong nước và quốc tế để rà soát, đánh giá tác động đến các mục tiêu và hiệu quả của dự án nhằm đưa ra những ứng xử, điều chỉnh phù hợp. Đối với dự án NPK thì đang có nhiều diễn biến và tín hiệu thuận lợi về thị trường, giá bán và các chính sách vĩ mô liên quan đến ưu đãi thuế doanh nghiệp và thuế VAT. Do đã có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về thị trường và xây dựng thương hiệu nên chúng tôi tin tưởng sản phẩm NPK Phú Mỹ do DPM tự sản xuất sẽ tiếp tục được bà con nông dân tin tưởng lựa chọn.

Dự án NH3 thì thị trường thời điểm gần đây giá bán không được như kỳ vọng ban đầu nhưng đang trên đà hồi phục và chúng tôi vẫn đánh giá đây là cơ hội đầu tư lâu dài có triển vọng,  gắn với nhiệm vụ nâng cấp, sửa chữa thay thế thiết bị nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoạt động hơn 14 năm và luôn chạy vượt công suất nên một số hạng mục, thiết bị nay cần được sửa chữa và thay thế theo khuyến cáo của nhà bản quyền công nghệ.  

Xin ông cho biết kế hoạch trả cổ tức 2016 và dự kiến 2017?

Như đã công bố thông tin, cổ đông DPM đã thống nhất mức chi trả cổ tức của năm 2016 là 30% mệnh giá cổ phiếu và đã nhận tạm ứng đợt 1 là 20% mệnh giá, DPM sẽ cam kết chi trả 10% còn lại sau khi cổ đông thống nhất tại phiên họp Đại hội cổ đông sắp tới. Mức cổ tức chi trả theo kế hoạch của năm 2017 sẽ dựa trên kế hoạch lợi nhuận của năm, dự kiến ở mức 20% mệnh giá, tuy nhiên thực tế thì sẽ được đại hội đồng cổ đông quyết định. /.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98