Mặc kệ Mỹ, Nhật Bản đang tìm cách vực dậy TPP

17/04/2017 07:00
17-04-2017 07:00:00+07:00

Mặc kệ Mỹ, Nhật Bản đang tìm cách vực dậy TPP

Nhật Bản đang thúc giục các thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi sinh lại thỏa thuận mà không cần có sự tham gia của Mỹ, đồng thời mở ra một cánh cửa dẫn tới thương mại tự do tại khu vực châu Á với vai trò trung tâm thuộc về Nhật Bản, Asia Nikkei cho hay.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào ngày 23/01/2017 – động thái đầu tiên sau khi khi nhậm chức. Tuy nhiên, trong suốt hội nghị ở Nhật Bản vào đầu tháng 4/2017, Hiroshige Seko, Bộ trưởng Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đã tiếp cận tới các đối tác từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với một kế hoạch khác: Loại Mỹ ra và thành lập một thỏa thuận TPP với 11 thành viên.

Trước đây, Nhật Bản vẫn cho rằng “không có Mỹ, TPP sẽ trở nên vô nghĩa”, như nhận định của Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 11/2016. Tuy nhiên, quan điểm trên rõ ràng đã thay đổi.

Lý do ở đây là chính quyền Donald Trump không phản đối hiệp định này. Trong suốt các cuộc đàm phán trong tháng 2, ông Abe và ông Trump đã đồng ý tìm hiểu các cách thức tốt nhất để thúc đẩy thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi Mỹ ra khỏi TPP. Theo một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản, điều này sẽ bao gồm việc Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy sự tiến triển khu vực dựa trên nền tảng của các chương trình hiện tại.

Một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết: “Nhật Bản đã xác nhận với Mỹ rằng: điều này bao gồm một TPP với 11 thành viên”.

Tiến về phía trước

Nhiều quốc gia kỳ vọng Nhật Bản sẽ đi đầu cho nỗ lực trên. Theo một nhà ngoại giao người Singapore, không có một bước tiến nào được thực hiện trừ khi Nhật Bản – hiện là nền kinh tế lớn nhất trong các thành viên TPP – hành động. Thậm chí một số chuyên gia Mỹ và nhà lập pháp đang ủng hộ Nhật Bản giành lấy vị trí của Mỹ để đẩy mạnh thương mại tự do ở châu Á, khi xuất hiện lo ngại rằng Trung Quốc sẽ gia tăng sức ảnh hưởng tại khu vực này sau khi Mỹ rút ra khỏi TPP.

Bước đầu tiên, Nhật Bản dự định tổ chức hội nghị giữa Bộ trưởng từ các nước thành viên TPP tại Việt Nam vào cuối tháng 5/2017 nhằm xem xét các cách thức để đẩy mạnh thỏa thuận TPP với 11 thành viên. Để thực hiện điều này đòi hỏi các thành viên phải thay đổi lại các điều khoản trong trường hợp không có Mỹ.

Các thành viên như Nhật Bản và Australia dường như rất sẵn lòng, nhưng sẽ cần có sự ủng hộ từ Việt Nam và Malaysia.

Quốc gia dẫn dắt cuộc hành trình

Mỹ được kỳ vọng sẽ gây áp lực lên Nhật Bản nhằm làm giảm tình trạng mất cân bằng thương mại ở vòng đối thoại kinh tế Mỹ-Nhật Bản đầu tiên vào ngày thứ Ba tuần tới. Trong cuộc họp tuần trước, Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí một kế hoạch 100 ngày để thảo thuận về thương mại – một tín hiệu cho thấy Washington muốn có kết quả nhanh chóng. Chính quyền Donald Trump đã thực hiện cách thức tiếp cận ngắn hạn về thương mại, đồng thời không quan tâm đến việc thành lập các nguyên tắc tự do tương mại theo khuôn khổ đa phương – vốn là nguyên tắc nền tảng của TPP.

Dĩ nhiên, việc hồi sinh TPP sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn dành cho TPP, như phải làm gì với hạn ngạch nhập khẩu gạo và sữa, vốn đã được thiết lập trong hiệp định TPP cũ với 11 đối tác thương mại, bao gồm cả Mỹ. Nhật Bản cũng sẽ đối mặt với thách thức trước yêu cầu từ Washington về tự do thị trường nhiều hơn so với những gì TPP đề ra.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên sẽ không phải là vô ích. Cụ thể, TPP mới với 11 thành viên sẽ thúc đẩy GDP thực của Nhật Bản tăng thêm 1.11%, theo Kenichi Kawasaki - Giáo sư và là thành viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia (NGIPS). Con số này chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng 1.37% mà thỏa thuận TPP cũ có thể mang lại. Bảo vệ TPP cũng sẽ làm giảm bớt làn sóng chống toàn cầu hóa - hiện đã tràn ngập trên toàn thế giới./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín hiệu đáng ngại từ thị trường bất động sản Trung Quốc 

Dữ liệu mới nhất cho thấy lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn còn rất ảm đạm.

Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt kiện tụng yêu cầu bán tài sản để trả nợ

Với sự hỗ trợ chính sách của giới chức trách và nguồn vốn mới từ các ngân hàng, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang gượng dậy sau khi trải qua cao trào của...

Bộ Tài chính Mỹ còn ít tiền hơn 31 tỷ phú hàng đầu thế giới

Lượng tiền của Bộ Tài chính Mỹ đang rơi xuống mức nguy hiểm khi Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tiến tới thỏa thuận đình chỉ trần nợ.

Ngày càng ít cơ sở để các ngân hàng trung ương dừng tăng lãi suất

Việc lạm phát toàn cầu tiếp tục ở mức cao, thị trường lao động eo hẹp và kinh tế thế giới chống chịu tốt hơn kỳ vọng đã buộc các ngân hàng trung ương xem xét lại...

Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn chưa tới 39 tỷ đô tiền mặt

Tình hình tiền mặt và các khoản vay của Bộ Tài chính Mỹ đang rất hạn chế.

Những kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ tiến sát bờ vực vỡ nợ

Khách hàng của các ngân hàng đầu tư đang dồn dập đặt câu hỏi cho Phố Wall rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính Mỹ trong những tuần tới hết tiền mặt và phải thực...

EC “bật đèn xanh” cho thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse

EC đánh giá vụ ngân hàng UBS sát nhập với Credit Suisse không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường và ngân hàng này vẫn sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác...

Thế giới dư thừa container

Hoạt động sản xuất container giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt sau 2 năm bùng nổ. Số lượng container tồn đọng tại các cảng biển...

Cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục dù kinh tế chậm lại

Các công ty đa quốc gia chi trả kỷ lục gần 327 tỷ USD cổ tức trong quý I, nhờ sự hào phóng của ngành tài chính, dầu khí.

Meta Platforms chính thức thua trong cuộc chiến pháp lý với EC

Tòa sơ thẩm châu Âu khẳng định công ty Meta Platforms Ireland chưa chứng tỏ được rằng yêu cầu cung cấp các tài liệu được xác định theo từ khóa tìm kiếm là vượt quá...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98