Nhịp đập Thị trường 13/04: “Nắng đỏ nhiều hơn vào ban chiều”

13/04/2017 15:23
13-04-2017 15:23:07+07:00

Nhịp đập Thị trường 13/04: “Nắng đỏ nhiều hơn vào ban chiều”

Giống như thời tiết Sài Gòn những ngày gần đây, màu sắc bảng giá sàn HOSE cũng "nắng đỏ nhiều hơn vào ban chiều". Chỉ số VN-Index đã chuyển sang đỏ kể từ 14h, và chốt cuối đợt 3 ở mức 724.35 điểm (-0.17% hay 1.23 điểm). VN30 còn giảm mạnh hơn nhiều, ở mức 0.68% do ảnh hưởng từ STB (bất ngờ giảm sàn), CII, GMD, KBC

May thay, HNX-Index đóng cửa vẫn tăng nhẹ 0.12 điểm, hay 0.13%, dừng tại 90.03 điểm và UPCoM-Index vẫn giữ được sắc xanh. Tổng khối lượng giao dịch trên hai sàn đạt 242 triệu cp, tương ứng 4,713 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng lại gây bất ngờ vào buổi chiều, trong đó STB giảm sàn trong đợt 3. Các mã largecap khác như VCB, BID, CTG, ACB cũng giảm nhẹ, dù trước đó cũng từng có những thời điểm tăng giá. VIB vẫn tăng mạnh hơn 7.4% nhờ tin chia thưởng, và đã lên trên 20,000 đ/cp. SHB cũng tăng hơn 7.2% và mức tăng này còn cao hơn phiên sáng. Khối ngoại vẫn mua ròng VCB khá nhiều, nhưng hầu hết là họ đặt giá ngay dưới mức tham chiếu.

Cổ phiếu mía đường đồng loạt xanh, có lẽ nhờ hoạt động kinh doanh đang vào đỉnh mùa vụ.

Ở nhóm BĐS dân dụng, SJS vẫn giữ dư mua trần cho đến cuối ngày và tăng giá lên 29,100 đ/cp, cao nhất 4 năm trở lại đây. Tương tự, PDR là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong mấy ngày qua. SCR cũng từng tăng giá mạnh vào hôm qua và sáng nay, tuy nhiên đến chiều thì đã đổi màu và giảm 2.8%.

WB mới đưa ra dự báo kinh tế Việt nam sẽ tăng trưởng 6.3% trong năm nay 2017 và 6.4% trong 2 năm tiếp theo. Hầu hết các chỉ số khác như tăng tiêu dùng, tích lũy tài sản hay xuất nhập khẩu đều được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn năm 2016. Tuy nhiên, trong buổi họp chiều 12/04, lãnh đạo Chính phủ vẫn tỏ ý quyết tâm đạt mức chỉ tiêu tăng trưởng kế hoạch 6.7%.

ACV đã công bố BCTC kiểm toán 2016, trong đó con số gây nhiều chú ý nhất không phải là doanh thu hay lợi nhuận mà là số dư tiền ngắn hạn cuối kỳ lên đến 16,800 tỷ đồng, trong đó 13,640 tỷ là tiền gửi kỳ hạn ngắn, đây cũng là yếu tố chính dẫn đến khoản mục lãi tiền gửi, cho vay ấn tượng gần 630 tỷ đồng. Gần đây, ACV cũng được kỳ vọng nhiều ở khía cạnh tăng phí hạ tầng sân bay, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận 2017. Tuy nhiên, giá cổ phiếu ACV vẫn đi ngang quanh mức 50-52 ngàn đồng/cp, 1 phần là do định giá P/E trailing đã khá cao và dù có tăng trưởng trong 2017 thì mức P/E cũng sẽ không hề thấp đi.

HNX đã công bố báo cáo về thị phần trong mảng môi giới chứng khoán quý 1/2017, theo đó SSI  đã đòi lại vị trí dẫn đầu, đạt 9.87% và SHS xuống vị trí thứ 2 và thứ ba là VND. Tuy vậy, thông tin này dường như chả có “lực hấp dẫn“ nào lên các cổ phiếu này. Cả 3 cổ phiếu nói trên đều giảm giá. Trong nhóm chứng khoán Top10 và đang áp sát Top 10, chỉ có BSI, MBSVDS tăng giá nhẹ.

Phiên sáng: Tâm lý đã ổn định hơn

Chỉ số VN-Index đã tăng khá ổn định về cuối phiên sáng, với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, sắt thép và 1 số largecap ngoài VN30 như SAB, PC1… Tương tự, UPCoM-Index cũng tăng mạnh 0.76% nhờ SDI (+5.2%) và HVN (+2%). Tuy nhiên, HNX-Index thì rung lắc nhiều hơn, dù được SHB hỗ trợ, do bị 1 số cổ phiếu lớn nhóm nhựa và chứng khoán níu kéo.

Nhóm ngân hàng dang đỡ cho chỉ số, với 8/10 cổ phiếu tăng giá, trừ NVB và STB (có yếu tố chốt lời). VIB vẫn tăng 7.4% dù đã giảm nhiệt so với đầu phiên (có lúc tăng hơn 9%) nhờ tin chia thưởng cổ phiếu.SHB tăng gần 3%, và nếu tính trong phạm vi 1 tuần gần nhất thì đây chính là mã tăng mạnh nhất trong nhóm, dù chưa có thông tin nào hỗ trợ.

Giá cao su trên sàn Tokom tiếp tục giảm gần 4% sáng nay, và đang hướng về mốc 200 JPY/kg. Tuy vậy, nhiều công ty cao su niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 tăng trưởng cao, nhờ chênh lệch giá cao su trong quý 1 rất cao so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, dù giá cao su đang giảm và quý 2 tới nếu chỉ loanh quanh chừng 200-250 JPY/kg thì vẫn cao hơn so với quý 2 năm trước.

VIC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2017 lên đến 80,000 tỷ đồng, tăng 39% so với cả năm 2016, nhưng lợi nhuận ròng chỉ 3.000 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cả năm trước. Tuy vậy giá cổ phiếu VIC sáng nay tăng nhẹ 1.6% lên 42,700 đ/cp, còn thấp hơn 9% so với đỉnh 47,000 đ/cp thiết lập cuối tháng 2 vừa qua (cũng xấp xỉ giá mục tiêu mà nhiều công ty chứng khoán lớn đưa ra gần đây).

Sau nhiều năm trả cổ tức 30% trên mệnh giá, tại kỳ ĐHCĐ năm nay, CNG chỉ đề xuất trả cổ tức 2017 là 15%. Công ty cũng đặt kế hoạch lợi nhuận ở mức thấp hơn khá nhiều so với thực hiện năm trước, cụ thể lợi nhuận sau thuế là 80.8 tỷ đồng (-32.8%). Kể từ khi được “chuyển” về GAS. Tình hình kinh doanh của CNG vẫn chưa có sự khởi sắc, ngược lại với PGS. Giá cổ phiếu CNG cũng đã giảm từ đỉnh 43.000 đ/cp cuối tháng 9/2016 đến nay, hiện tại ở mức 32,500 đ/cp. Với cổ tức kế hoạch nói trên, yield chỉ khoảng 4.6%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây (thường đạt mức 8-10%).

DAG vừa công bố kế hoạch năm 2017, theo đó doanh thu và lợi nhuận ròng dự kiến đạt 1,710 và 72 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 22.5% và 33.8% so với cả năm trước. Cơ sở cho dự báo này là công ty đã đưa vào hoạt động 1 số dây chuyền sản xuất thanh profile. Tuy nhiên, nếu không tạo ra sự đột phá về biên lợi nhuận hay không huy động được thêm vốn, mức lợi nhuạn kế hoạch có vẻ hơi cao (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kế hoạch 4.2%) do các năm trước đều dưới 4% và thời gian tới dự kiến chi phí khấu hao cũng như lãi vay sẽ còn tăng.

Theo báo cáo tổng kết TTCK của Bộ Tài chính, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đến cuối tháng 3 đã đạt 2,290 nghìn tỷ đồng, tương đương 51% GDP. Tất nhiên phần đóng góp quan trọng là sàn UPCoM. Như vậy mục tiêu vốn hóa 70% GDP đến năm 2020 cũng không có gì là xa vời.

ITA tiếp tục giảm giá phiên thứ 9 liên tiếp, với mức giảm bình quân hơn 5%/phiên, với những e ngại xung quanh tình hình tài chính và ý kiến từ phía công ty kiểm toán. Tuy nhiên, ITA cũng là cổ phiếu có tính thanh khoản rất cao (theo khối lượng giao dịch) trên sàn HOSE ngay trong lúc giảm giá, điều này cho thấy tính đầu cơ và tâm lý ham muốn bắt đáy rất cao. Tổng khối lượng khớp lệnh sáng nay đã đạt hơn 10 tr.cp, chưa kể 3.5 tr.cp giao dịch thỏa thuận.

10h20: Thị trường đang phân vân

Các chỉ số chứng khoán đã cùng thể hiện sắc xanh, tuy nhiên trừ UPCoM-Index tăng 0.6%, 2 chỉ số chính kia tăng nhẹ. Thị trường có vẻ còn đang phân vân giữa tăng giá tiếp theo mùa ĐHĐCĐ hay chốt lời trước tháng Năm “Sell in May…”.

Nhìn chung cổ phiếu đang khá cân bằng, ít có nhóm ngành tăng hay giảm mạnh toàn diện. VN30 tuy vẫn tăng, nhưng mức tăng lại thấp hơn VN-Index (ngược lại với đợt ATO). Nhóm ngân hàng đã giao dịch khởi sắc hơn với 6 trên 10 mã xanh, riêng VIB vẫn tăng rất mạnh (+9.5%), tương tự với nhóm sắt thép (dù đợt ATO có nhiều mã giảm), tuy nhiên nhóm dầu khí đang có sự phân hóa.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng sản xuất quý 1 đạt trên 4,637 ngàn tấn, tăng 18.8% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng tiêu thụ ước đạt trên 3,762 ngàn tấn, (+6.5%). Tuy nhiên lãnh đạo VSA lại cho rằng thị trường thép quý 1 tuy tăng nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng dự báo cho năm 2017 là 12%. Nguyên nhân tiêu thụ không đạt khả quan so với dự báo bởi trước đó các đại lý, nhà phân phối tâm lý sợ giá thép tăng theo đà thế giới nên đã ôm hàng và bước sang giữa tháng 3 trở đi các đại lý, nhà phân phối gần như ít nhập hàng vào và đã tập trung xả hết lượng hàng đầu cơ, khiến cho lượng thép tiêu thụ trong quý 1 không đạt như kỳ vọng. Không những vậy, thị trường thép trong nước còn ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh lớn từ thép nhập khẩu cũng tăng cao. Tính từ đầu năm đến ngày 15/3, Việt Nam nhập khẩu thép thành phẩm đạt tới 3,56 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu đạt 2.2 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 64% về kim ngạch nhập khẩu.

Tuy BHN vẫn giảm gần 3% sáng nay, nhưng SAB đã “cứu” cổ phiếu ngành bia với mức tăng 1.5%. ACB, BID đều tăng nhẹ trở lại sau hơn 1 tuần giảm giá liên tục.

HVN đã tăng giá trở lại 2.4% sau khi đã giảm giá trong đợt ATO. Dường như đang có hiện tượng bắt đáy tại cổ phiếu này, tuy nhiên chưa có gì chắc chắn.

Mở cửa: Dư âm kéo dài từ đợt 3 hôm qua

Có vẻ như ảnh hưởng từ việc giảm giá bất ngờ trong nửa cuối phiên giao dịch chiều qua hôm qua vẫn còn nên tại đợt mở cửa sáng nay, VN-Index và nhiều mã vốn hóa lớn vẫn giảm. VN-Index mở cửa ở mức 725.54 điểm, giảm 0.04 điểm so với hôm qua, tuy nhiên VN30 lại tăng nhẹ. BHN là largecap giảm mạnh nhất (-4%) tạo nên sự khác biệt giữa VN-Index và VN30.

Giá dầu thô thế giới đã giảm nhẹ phiên hôm qua, tuy nhiên vẫn nằm trong đà tăng giá kể từ cuối tháng 3. Mức giá bình quân tính từ đầu năm đến nay của dầu Brent đang nằm trong khoảng 50-55 USD/thùng, và đang được coi là đạt ngưỡng kỳ vọng giúp các công ty dầu khí Việt nam hoạt động ổn định trở lại. Tuy nhiên, vì có độ trễ khác nhau giữa các công ty thượng nguồn và hạ nguồn, cũng như mảng dầu và khí…, nên kỳ vọng của các công ty dầu đang niêm yết cũng khác nhau. Hiện GAS và nhóm dòng khí, cũng như 2 cổ phiếu phân bón đang tăng giá nhẹ, nhóm dầu lại giảm.

Nhà đầu tư FLC có lẽ đã bình tĩnh hơn sau khi chứng kiến phiên ATC chiều qua giảm mạnh bất ngờ, thậm chí có thời điểm về sát giá sàn ngay khi các website tài chính đăng tải kế hoạch năm 2017, trong đó có 3 điểm nhấn là lãi ròng 984 tỷ đồng, cổ tức năm 2016 10% (3% tiền mặt và 7% cổ phiếu) và phát hành thêm gần 210 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, điểm thú vị nữa là hơn 97% doanh thu hợp nhất năm 2016 của tập đoàn lại đến từ Hà Nội, phần đóng góp từ các địa phương khác (Thanh Hóa, Bình Định) lại rất nhỏ. Giá cổ phiếu FLC hiện đang giảm nhẹ khoảng 1.7%.

Trong nhóm ngân hàng, VIB tăng giá gần 8.5% khi có thông tin ngân hàng sẽ chia thưởng cổ phiếu, tỷ lệ có thể lên đến 44% và phát hành ESOP. Đa số cổ phiếu ngân hàng khác vẫn đang đứng giá, riêng VCB lại giảm nhẹ dù có thông tin tích cực về tăng trưởng quý 1 năm nay.

PDR tiếp tục tăng hơn 6.3% sau khi đã tăng trần 3 phiên trước đó. Nếu tính từ cuối tháng 3 đến nay, PDR đã tăng giá gần gấp 2 và là cổ phiếu nhóm BĐS tăng giá mạnh nhất đến nay.

HVN tiếp tục giảm giá phiên thứ 7 liên tiếp về 24,400 đ/cp.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (32)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 15-19/04/2024: Triển vọng ngắn hạn tiếp tục bi quan

VN-Index giảm mạnh 4 phiên liên tiếp trong tuần qua đồng thời xóa sạch mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Bên cạnh đó, khối ngoại vẫn duy trì việc bán ròng cho...

Nhịp đập Thị trường 19/04: Hồi phục bất thành trong phiên chiều, VN-Index mất hơn 18 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 18.16 điểm (1.52%), về mức 1,174.85 điểm; HNX-Index giảm 5.4 điểm (2.39%), về mức 220.8 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 19/04/2024: Tâm lý bi quan vẫn hiện hữu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/04/2024, toàn thị trường có 28 mã tăng, 108 mã giảm và 26 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 19/04/2024: Tâm lý bi quan bao trùm thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 17/04/2024. VN30-Index giảm mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống Bearish Engulfing...

Vietstock Daily 19/04/2024: Tình hình đang chuyển biến xấu

VN-Index giảm mạnh đồng thời bám sát đường Lower Band của Bollinger Bands và dải này đang mở rộng cho thấy tình hình khá tiêu cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch...

Nhịp đập Thị trường 17/04: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 23 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 22.67 điểm (1.86%), về mức 1,193.01 điểm; HNX-Index giảm 2.63 điểm (1.15%), về mức 226.2 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 17/04/2024: Sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/04/2024, toàn thị trường có 31 mã tăng, 113 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh trước phiên đáo hạn

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 16/04/2024. VN30-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Hammer cùng với khối lượng...

Vietstock Daily 17/04/2024: Khả năng điều chỉnh vẫn còn

VN-Index giảm nhẹ và hình thành mẫu hình nến High Wave Candle sau khi test lại đường SMA 100 ngày. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu...

Nhịp đập Thị trường 16/04: Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index thoát 1 phiên giảm mạnh

Vào phiên chiều, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi VN-Index thủng mốc 1,200 điểm, nhưng số khác lại xem đây là cơ hội.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98