PMI tháng 3 đạt 54.6 điểm, sản lượng ngành sản xuất tăng mạnh

03/04/2017 09:17
03-04-2017 09:17:48+07:00

PMI tháng 3 đạt 54.6 điểm, sản lượng ngành sản xuất tăng mạnh

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 54.2 điểm của tháng 2 lên 54.6 điểm trong tháng 3, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Nhìn chung, các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 5/2015.

Cụ thể, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã kết thúc quý 1 của năm với một kết quả tích cực, sản lượng ngành sản xuất tăng mạnh hơn trong tháng 3 khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh. Khối lượng công việc tăng đã làm hoạt động mua hàng tăng đáng kể và việc làm đã tăng nhanh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn và trở thành mức tăng nhanh nhất trong gần sáu năm trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu tăng.

Bên cạnh đó, nhu cầu khách hàng tăng đã làm số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 3, với tốc độ tăng chỉ thay đổi một chút so với mức cao của 21 tháng trong tháng 2. Trong khi đó, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã nhanh hơn và trở thành mức nhanh nhất trong năm 2017 tính đến thời điểm này. Với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các công ty đã tăng sản xuất tháng thứ năm liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ tăng sản lượng sản xuất là nhanh nhất kể từ tháng 5/2015.

Lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ ba liên tiếp khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Tuy nhiên, sản lượng tăng nhanh hơn đã làm hạn chế mức tăng của lượng công việc chưa thực hiện. Sản lượng cao hơn cũng góp phần làm tăng tồn kho hàng thành phẩm.

Các nhà sản xuất cũng đã đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng bằng cách tăng hoạt động mua hàng, với hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh trong tháng. Điều này đã làm tồn kho hàng mua tiếp tục tăng, với một số công ty cho biết đã muốn tăng dự trữ để hỗ trợ tăng sản lượng trong những tháng tới.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn thành mức nhanh nhất kể từ tháng 5/2011. Theo những người trả lời khảo sát, giá nguyên vật liệu tăng là nhân tố chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào, trong khi giá dầu tăng và đồng tiền yếu cũng được coi là nguyên nhân.

Việc chuyển giao chi phí đầu vào tăng sang cho khách hàng đã làm tăng giá cả đầu ra, và đây là lần tăng thứ bảy trong bảy tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã giảm nhẹ so với tháng 2. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung và các vấn đề giao thông đã làm thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài tháng thứ hai liên tiếp. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, mức giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng gần đây là đáng kể nhất kể từ tháng 1/2016.

Các nhà sản xuất vẫn rất tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, với gần 63% số thành viên nhóm khảo sát dự báo tăng. Những dự báo số lượng đơn đặt hàng mới tăng, cùng với các kế hoạch mở rộng kinh doanh, là nhân tố dẫn đến triển vọng tích cực.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát Markit cho biết: "Dữ liệu PMI tích cực của tháng 3 đã khép lại quý tăng mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi khảo sát bắt đầu vào đầu năm 2011. Điểm đặc biệt đáng mừng trong tháng 3 là việc làm đã tăng gần bằng mức kỷ lục khi các công ty vẫn lạc quan rằng khối lượng công việc sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là trong ngắn hạn.

"Do đó, ngành sản xuất chắc chắn sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng GDP trong quý đầu và hy vọng là cả năm 2017, năm mà IHS Markit dự báo tăng trưởng 6.4%"./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vực dậy thị trường vốn, giúp người dân và doanh nghiệp phát triển kinh doanh

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn nhưng do giá lên cao nên khó tiếp cận. Nhiều nơi, nhà ở thương mại được xây nhưng không có người ở...

Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024

Theo dự báo tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2024 là...

Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp

Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn...

UOB điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng Việt Nam 2024 lên 6.4%

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2024 lên 6.4%.

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ ngay những khó khăn cho DN để thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và NHNN về việc hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó...

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Pháp ngày...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 cao hơn 7% nếu có điều kiện

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tốc độ tăng GDP sẽ cao hơn 7.4% nếu không có cơn bão...

Thủ tướng: Nỗ lực phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý 4 khoảng 7.6-8%

Trên cơ sở kết quả quý 3, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý 4 khoảng 7.6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98