Có ICO, các start-up công nghệ không đoái hoài đến các công ty vốn mạo hiểm ở Mỹ?

24/07/2017 17:27
24-07-2017 17:27:53+07:00

Có ICO, các start-up công nghệ không đoái hoài đến các công ty vốn mạo hiểm ở Mỹ?

Các công ty đầu tư vốn mạo hiểm ở Mỹ đang phải vật lộn với một thách thức rất lớn: Một số start-up công nghệ không còn cần tiền của họ nữa vì có thể thực hiện ICO – một phương pháp huy động vốn của các công ty có sử dụng Blockchain, Reuters cho hay.

 

Chỉ mới một vài năm trước, các chủ doanh nghiệp về đồng tiền kỹ thuật số cũng như một số người khác ở Thung lũng Silicon phải xếp hàng để trình bày ý tưởng của họ cho những nhà đầu tư vốn mạo hiểm – thường được xem là người nắm giữ vận mệnh của họ vì đây gần như là nguồn tài trợ duy nhất đối với các start-up công nghệ.

Vậy mà khi ICO (Initial Coin Offering) xuất hiện, vai trò của các công ty vốn mạo hiểm dần mờ đi. Thông qua ICO, các start-up sử dụng công nghệ Blockchain có thể huy động vốn một cách nhanh chóng bằng cách tạo và bán các token kỹ thuật số mà không phải chịu sự giám sát quản lý, và điều này đã làm đảo lộn các mối quan hệ truyền thống.

Blockchain – một sổ cái ghi nhận các giao dịch trực tuyến một cách công khai – được khá nhiều người biết tới như là nền tảng công nghệ cho đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên, Bitcoin.

Jamie Burke, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty đầu tư vốn mạo hiểm Outlier Ventures, cho hay: “Ngày tháng khi những nhà đầu tư vốn mạo hiểm được xem là một tầng lớp ưu tú và là người cung cấp nguồn vốn chủ chốt cho các start-up đã chấm dứt”.

“Một khi một start-up có thể huy động 35 triệu USD trong vòng 30 giây mà không có sự pha loãng nào, thì điều này sẽ tiếp tục xảy ra”, ông cho biết, đồng thời đề cập đến Brave, công ty phát hành một trình duyệt web ngăn chặn quảng cáo và người theo dõi, đã bán token của mình trong tháng 6/2017.

Vào giữa tháng 7/2017, các công ty công nghệ đã huy động 1.1 tỷ USD trong 89 đợt ICO, gần gấp 10 lần so với lượng vốn huy động được trong toàn bộ năm 2016, dữ liệu được Reuters tổng hợp cho thấy.

Nguồn vốn thu được từ bán các đồng tiền ảo đã vượt qua lượng vốn mà các công ty sử dụng Blockchain nhận được từ các công ty vốn mạo hiểm. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, các công ty vốn mạo hiểm chỉ đầu tư 300 triệu USD vào ngành công nghệ qua hình thức cổ phiếu, dữ liệu từ Coindesk cho thấy.

Dẫu vậy, đà tăng mạnh của các token trên nhiều sàn giao dịch trực truyến đã thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư vốn mạo hiểm và một vài công ty muốn có một phần nhỏ trong các thương vụ bán trước, các đợt bán công khai hoặc cả hai. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm nổi tiếng Tim Draper và nhà đồng sáng lập Blockchain Capital, Brock Pierce, nói với Reuters rằng họ đã tham gia vào các đợt chào bán tiền kỹ thuật số

Một số công ty đầu tư vốn mạo hiểm trong số này cũng có sở hữu cổ phiếu trong các start-up đã thực hiện ICO.

Tuy nhiên, các công ty vốn mạo hiểm có tham gia vào thế giới của các đồng tiền kỹ thuật số đang phải đối mặt với sự phản hồi tiêu cực chưa từng thấy. Một số nhà phát hành giới hạn quy mô của các thỏa thuận trước lúc bán, qua đó làm các công ty vốn mạo hiểm phải tranh giành như mọi người khác để đạt được các lời chào mời công khai.

Ông Pierce cho biết mô hình kinh doanh cũ – vốn đem lại cho các nhà đầu tư vốn mạo hiểm và các nhà sáng lập một tỷ lệ sở hữu lớn nhất trong một công ty – không còn phù hợp với các công ty sử dụng Blockchain nữa.

Ông cho hay: “Cho dù thích hay không, vốn mạo hiểm sẽ chỉ trở thành một phần rất nhỏ trong việc hình thành vốn của các công ty start-up”.

Lý do ở đây là các công ty phát hành token không chỉ để huy động tiền mà còn thu hút một nhóm những người có đam mê – những người có thể hỗ trợ phát triển các dự án của họ với hy vọng nâng giá trị của khoản đầu tư.

“Các token có thể kích động một cộng đồng: Nhiều cá nhân và doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau và cải thiện một hệ thống phi tập trung hóa”, Ryan Shea, đồng sáng lập của start-up công nghệ Blockstack ở New York, nhận định.

Trong thời gian gần đây, Blockstack đã phát hành một trình duyệt web mới cho phép người sử dụng khả năng tiếp cận đến các ứng dụng mới trên chính thiết bị của mình mà không cần tới máy chủ từ xa.

Nói về đợt bán token dự kiến vào cuối năm nay, Shea cho biết: “Tôi nghĩ nếu bạn có một vài nhà đầu tư vốn mạo hiểm nhảy vào và càn quét hết tất cả số token đó, thì đối với tôi, đó là một đợt bán token thất bại”./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98