Myanmar: MIC lạc quan về khả năng đạt mục tiêu FDI trong năm nay

28/07/2017 20:05
28-07-2017 20:05:00+07:00

Myanmar: MIC lạc quan về khả năng đạt mục tiêu FDI trong năm nay

Không những nắm chắc khả năng sẽ đạt được mục tiêu thu hút 6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm tài chính 2017-2018 này, Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) thậm chí có thể sẽ đạt được vượt mức mục tiêu đề ra, Myanmar Times đưa tin.

Theo đó, tính trong giai đoạn từ ngày 01/04 - 11/07 của năm tài chính hiện tại, tổng vốn FDI rót vào Myanmar đã đạt được 2.7 tỷ USD, gần bằng một nửa mức mục tiêu ban đầu của MIC.

Tỏ ra hết sức lạc quan về triển vọng FDI, Phó tổng giám đốc Tổng cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar (DICA), ông U San Myint chia sẻ: “Trong suốt 4 tháng đầu năm tài chính này, FDI đã đạt được 3 tỷ USD, vì thế chúng ta rất có khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Chúng ta vẫn còn khoảng 8 tháng nữa mới kết thúc năm tài chính, thế nên mọi thứ diễn ra trông rất khả quan.”

Tuy dự báo về vốn FDI chảy vào Myanmar trong năm tài chính này rất khả quan nhưng tổng vốn FDI vẫn thấp hơn so với các năm trước. Cụ thể, trong năm tài chính 2016-2017, năm đầu tiên lên nắm quyền của Chính phủ do Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) lãnh đạo, tổng vốn FDI đạt 6.6 tỷ USD, ít hơn khoảng 3 tỷ USD so với năm tài chính liền trước, dưới thời cầm quyền của cựu Tổng thống U Thein Sein với tổng FDI khi đó đạt đến 9.5 tỷ USD.

Trước đó, tổng vốn FDI chảy vào Myanmar đã từng đạt mức kỷ lục 20 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011, trong đó một nửa số vốn FDI đã được phê duyệt để đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí, 8.2 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực điện và số còn lại được rót vào lĩnh vực khai khoáng.

Khi ấy, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar với tổng lượng FDI rót vào nước sở tại lên đến 8.3 tỷ USD, kế đến là Hồng Kông 5.8 tỷ USD

. Các nhà đầu tư còn lại gồm có Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore.

Từ đó đến nay, Singapore đã dần nổi lên trở thành một trong số những nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar với tổng vốn đầu tư tính đến tháng 6/2017 là 17.5 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách là nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar với khoảng 19 tỷ vốn FDI đã được đầu tư vào Myanmar, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan đứng thứ 3 với 10.9 tỷ USD vốn FDI đầu tư tại Myanmar.

Theo dữ liệu của DICA, trong khi lĩnh vực khai thác dầu khí vẫn thu hút nhiều vốn FDI nhất thì sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực viễn thông và khai khoáng cũng đã tăng dần trong những năm gần đây.

Nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy FDI

Nhằm thúc đẩy vốn FDI rót vào Myanmar, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới và trong Luật đầu tư mới của quốc gia này, dự kiến được thông qua trong tháng này, các ủy ban đầu tư vùng bang sẽ được trao quyền phê duyệt dự án đầu tư, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tiềm năng trong cả nước.

Phó tổng giám đốc U San Myint cho biết: “Chúng tôi sẽ trao quyền cấp phép đầu tư cho các ủy ban đầu tư vùng bang nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư tại Myanmar”.

Theo quy định mới, các ủy ban đầu tư vùng bang được phép phê duyệt khoản đầu tư nước ngoài lên đến 5 triệu USD (tương đương 6 tỷ Kyat). Họ có thể cấp phép cho hầu hết các công trình, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 36 của Luật đầu tư Myanmar. Theo đó, những dự án đầu tư có khả năng gây tác động môi trường hay những dự án do Chính phủ liên bang kiểm soát cần phải có sự phê duyệt của MIC.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tìm cách thúc đẩy trồng trọt, dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản, các doanh nghiệp thay thế nhập khẩu, phân phối thủy điện, vận tải, lĩnh vực giáo dục và y tế trong khi xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và xây dựng các thành phố công nghiệp được Chính phủ ưu tiên hơn.

Ông U San Myint nói: “Chúng ta sẽ tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI vào Myanmar nhất. Trước tiên là lĩnh vực điện, kế đến là vận tải, thay thế nhập khẩu và cải thiện các mặt hàng xuất khẩu, đây là những lĩnh vực quan trọng nhất”.

Ông nói thêm: “Trong khi 60% dân số Myanmar sinh sống tại các làng xã, nên chúng ta cần đầu tư nhiều vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Lĩnh vực y tế và giáo dục cũng rất quan trọng đối với Myanmar. Chúng ta cũng cần có cơ sở hạ tầng hợp lý để phát triển lĩnh vực công nghiệp trong khi nhà ở cho người có thu nhập thấp cũng hết sức cần thiết cho những người có mức lương thấp. Thế nên, chúng ta cần “mời gọi” nhà đầu tư xem xét đến tất cả các lĩnh vực này”./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Thương mại Campuchia-Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2023 dù nhu cầu thế giới giảm tốc

Trong năm 2023 vừa qua, mặc dù nhu cầu toàn cầu sụt giảm nhưng thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Campuchia xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang UAE

Campuchia vừa xuất khẩu lô gạo đầu tiên 60,000 tấn sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mở ra một thị trường mới cho ngành lúa gạo Campuchia, Khmer...

Thương mại quốc tế của Campuchia giảm 1.9% trong năm 2023

Theo dữ liệu thương mại được Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE) công bố hôm 11/01, tổng kim ngạch thương mại quốc tế của nước này đạt 46.82 tỷ USD...

Yếu tố nào sẽ giúp Campuchia thu hút thêm FDI?

Luật đầu tư mới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tình hình hòa bình trong...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98