Cách mạng Robot ở Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu?

23/08/2017 16:37
23-08-2017 16:37:29+07:00

Cách mạng Robot ở Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu?

Trung Quốc đang tiến hành lắp đặt nhiều robot hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và điều này có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác, Bloomberg cho hay.

Số lượng Robot được giao hàng nhảy vọt 27% lên khoảng 90,000 con trong năm 2017, mức cao kỷ lục trên thế giới và chiếm gần 1/3 tổng số robot trên toàn cầu. Chưa hết, Liên đoàn Quốc tế Robot (IFR) ước tính con số trên có thể tăng gần gấp đôi lên 160,000 con trong năm 2019.

Theo báo cáo từ Bloomberg Intelligence, sự tăng trưởng số lượng robot trên vẫn chưa tác động tiêu cực đến tiền lương ở Trung Quốc, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Tự động hóa có thể thúc đẩy sự gia tăng năng suất và nâng tính cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu. Mặt khác, việc sử dụng robot ngày càng nhiều cũng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong nước, đồng thời tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu dùng. Và điều này có thể có tác động lan rộng ra các quốc gia khác, các chuyên gia kinh tế cho biết.

Các chuyên gia kinh tế ở BI là Tom Orlik và Fielding Chen cho biết: “Bằng cách tạo áp lực tăng nguồn cung và gây sức ép giảm nhu cầu, tự động hóa có thể khiến Trung Quốc phụ thuộc vào sự tăng trưởng xuất phát từ xuất khẩu, đồng thời đe dọa đến niềm hy vọng về một nền kinh tế trong nước và toàn cầu cân bằng hơn”.

Tăng trưởng tiền lương vẫn chưa bị ảnh hưởng từ tự động hóa. BI dẫn lại dữ liệu Khảo sát Tài chính Hộ gia đình Trung Quốc cho thấy, tại Trung Quốc, các công nhân sản xuất với trình độ học vấn trung học có tiền lương tăng 53% trong giai đoạn 2010-2014.

Hai chuyên gia kinh tế Orlik và Chen nhận định: “Việc gia tăng sử dụng robot có thể là một thông tin tiêu cực đối với những công nhân có kỹ năng trung bình, đặc biệt là những công nhân thuộc các lĩnh vực có công việc định kỳ có thể tự động hóa được. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương ở Trung Quốc vẫn cao, và nếu có chăng sự thay đổi nào thì đó là những người lao động thực hiện công việc định kỳ đang làm tốt hơn bình thường”.

Robot đang đóng vai trò cốt lõi trong kế hoạch “Made in China 2025” (Sản xuất ở Trung Quốc 2025) của Chính phủ Trung Quốc với mục đích trang bị cho các nhà máy khả năng tự động cao và những công nghệ tiên tiến. Việc thay thế các công nhân thuộc dây chuyền lắp ráp cũng giúp bù đắp cho sự thu hẹp của lượng dân số trong độ tuổi lao động của nước này.

Và dù Trung Quốc đang dần bắt kịp với các quốc gia hàng đầu như Hàn Quốc và Singapore, nhưng quốc gia này vẫn chưa đạt đến mức bão hòa và mật độ robot vẫn dưới mức bình quân thế giới, IFR cho biết.

Theo kế hoạch “Made in China 2025” và kế hoạch robot 5 năm, Bắc Kinh dự định tập trung vào việc tự động hóa các lĩnh vực then chốt như sản xuất xe hơi, thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng, hậu cầu và thực phẩm.

Cuộc cách mạng robot – do Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề xuất trong năm 2014 – cũng sẽ làm nảy sinh nỗi lo sợ về tình trạng bất bình đẳng khi các lợi ích từ sự gia tăng năng suất lại rơi vào tay những người sở hữu vốn thay vì người lao động. Kết quả này sẽ là một thông tin tiêu cực đối với chi tiêu hộ gia đình và có thể trì hoãn quá trình chuyển biến hướng về nền kinh tế được thúc đẩy bởi người tiêu dùng, 2 chuyên gia kinh tế Orlik và Chen cho biết.

Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng muốn gia tăng gia tăng tỷ trọng robot mang nhãn hiệu Trung Quốc từ 31% (trong năm 2016) lên hơn 50% vào năm 2020. Chưa hết, Trung Quốc còn nhắm đến mục tiêu sản xuất 100,000 robot/năm vào năm 2020, so với mức 33,000 trong năm 2015. Điều này có nghĩa tính cạnh tranh sẽ cao hơn đối với các công ty nước ngoài – vốn cung cấp 67% robot của Trung Quốc – như Fanuc Corp và Yaskawa Electric Corp của Nhật Bản, BI cho hay./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Nền kinh tế bạc” của Trung Quốc đang ăn nên làm ra

Suốt hơn một thập niên, Li Dongmei, 36 tuổi, đã điều hành một loạt trường mẫu giáo và trường học dành cho trẻ em, bất chấp thực tế là tỷ lệ sinh đang giảm ở Trung...

Mỹ đón tin vui về kinh tế, nỗi lo suy thoái lắng xuống

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh dù hoạt động tuyển dụng đã chậm lại. Thông...

Trung Quốc bất ngờ giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn, đi ngược lại với kỳ vọng của thị trường và các chuyên gia kinh tế.

Nhật Bản kỳ vọng đạt thỏa thuận với Trung Quốc về lệnh cấm nhập khẩu hải sản

Theo các nguồn tin từ giới ngoại giao được truyền thông Nhật Bản tiết lộ, Tokyo và Bắc Kinh có thể sắp đạt được bước đột phá quan trọng về lệnh cấm nhập khẩu hải...

NHTW Anh tạm dừng cắt giảm lãi suất

Vào ngày 19/09, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tuyên bố sẽ giữ nguyên lãi suất, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chọn cắt giảm lãi suất mạnh một ngày...

ASEAN và Trung Quốc: Không phải cuộc chơi phân định thắng thua

ASEAN thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhờ cơ hội tăng trưởng và nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc...

Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lạm phát tháng Tám tại Anh duy trì ở mức 2,2%, tăng ít hơn mức dự báo 2,4%.

Indonesia bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 3 năm

Thống đốc Ngân hàng Indonesia khẳng định quyết định cắt giảm này phù hợp với dự đoán của ngân hàng rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2024 và 2025.

Chủ tịch Fed lý giải gì về đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản?

Trong một bước ngoặt đáng chú ý của chính sách tiền tệ Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã báo hiệu một sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp...

Fed giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, phát tín hiệu giảm thêm 200 điểm cho tới năm 2026

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Họ quyết định khởi đầu quyết liệt với mức giảm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98