OPEC ngày càng xa rời mục tiêu cắt giảm sản lượng

18/08/2017 10:51
18-08-2017 10:51:26+07:00

OPEC ngày càng xa rời mục tiêu cắt giảm sản lượng

Các nỗ lực của OPEC nhằm chấm dứt tình trạng dư cung trên toàn cầu dường như đang gặp rất nhiều trắc trở. Trong 2 tháng trở lại đây, mức độ tuân thủ thỏa thuận của tổ chức này dao động dưới mức 90%, vì các quốc gia bao gồm cả Ả-rập Xê-út đang bơm nhiều dầu hơn, và các quốc gia khác như Iraq và Algeria vẫn chưa cắt giảm nhiều như cam kết, Bloomberg cho hay.

Ngoài ra, các quốc gia bên ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có tham gia vào thỏa thuận cũng gặp khó khăn trong tháng 7/2017.

21 quốc gia tham gia vào thỏa thuận đã cam kết cùng nhau cắt giảm 1.8 triệu thùng dầu/ngày, trong đa số trường hợp sử dụng mức tháng 10/2016 làm điểm khởi đầu. Trong đó, Iran được phép gia tăng sản lượng một ít, trong khi các thành viên của OPEC như Libya và Nigeria được miễn tham gia. Nga chịu trách nhiệm cắt giảm hơn 300 thùng/ngày, chiếm 50% tổng lượng cam kết của các nước ngoài OPEC.

Vào đầu tháng 8/2017, một số thành viên của thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã họp mặt để tìm ra giải pháp nhằm cải thiện mức độ tuân thủ. Dữ liệu từ OPEC cho thấy, trong tháng 7/2017, OPEC chỉ tuân thủ 86%, cao hơn mức 84% hồi tháng 6/2017. Sử dụng dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Bloomberg ước tính mức độ tuân thủ của các quốc gia ngoài OPEC giảm từ 81% xuống 73%. Trong các thành viên của thỏa thuận, Venezuela, Angola, Kuwait và Mexico có mức độ tuân thủ cao nhất xét về phương diện phần trăm.

Trong năm nay, Ả-rập Xê-út đã gánh vác phần cắt giảm nhiều nhất trong các quốc gia thuộc OPEC, nhưng mức độ tuân thủ với thỏa thuận của nước này đã giảm xuống 98% trong tháng 7 vừa qua, dữ liệu từ nguồn thứ cấp của OPEC cho thấy. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ 2 của OPEC, chỉ thực hiện cắt giảm 44% số lượng đã cam kết trong tháng 7/2017. Sau khi xem xét và điều chỉnh, dữ liệu tháng 6/2017 cho thấy sự gia tăng sản lượng đến từ các quốc gia như Ả-rập Xê-út và các Tiểu Vương quốc Ả-rập (UAE).

Trong vài tháng gần đây, Nga – nhà sản xuất dầu lớn nhất trong nhóm ngoài OPEC – chỉ tuân thủ hơn 90% số lượng đã cam kết trong thỏa thuận, dữ liệu từ IEA cho thấy. Trong khi đó, Mexico lại cắt giảm sản lượng nhiều hơn cam kết trong tháng 7 vừa qua. Kazakhstan, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC, đã gia tăng sản lượng trong tháng trước và do đó có mức độ tuân thủ thấp, mặc dù nước này đã khẳng định lại cam kết đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào đầu tháng 8/2017.

Trong vài tuần gần đây, giá dầu Brent đã duy trì trên mốc 50 USD/thùng, hồi phục từ đà giảm sâu trong tháng 6/2017. Quá trình tái cân bằng trên thị trường dầu cần nhiều thời gian để thực hện, IEA cho biết trong báo cáo gần nhất.

Cơ quan này nói thêm, để giá dầu lên cao hơn, những thành viên tham gia thỏa thuận cần phải thuyết phục thị trường là họ sẽ thực hiện thỏa thuận cùng nhau. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng từ Libya và Nigeria cũng như các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đang tạo ra các chướng ngại vật đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98