Đà tăng của Nhân dân tệ tác động thế nào đến kinh tế Trung Quốc?

18/09/2017 13:10
18-09-2017 13:10:00+07:00

Đà tăng của Nhân dân tệ tác động thế nào đến kinh tế Trung Quốc?

Đà leo dốc của đồng Nhân dân tệ (NDT) trong năm nay có thể là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế Trung Quốc. Theo đó, điều này vừa có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, nhưng lại gia tăng khả năng tiến hành các cuộc cải cách tiền tệ lẫn kiểm soát vốn, Bloomberg cho hay.

Được biết, đà tăng 6% của đồng NDT trong năm 2017 đã “xua tan” áp lực giảm giá của đồng tiền này, qua đó cho phép các nhà lập chính sách tự do nới lỏng các biện pháp kiểm soát dòng vốn chảy ra khỏi quốc gia – một điều có thể ảnh hưởng tới đồng NDT. Vào ngày 11/09/2017, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã loại bỏ yêu cầu về dự trữ đối với hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, qua đó làm việc bán đồng NDT trở nên đắt đỏ hơn. Và việc dỡ bỏ một số ràng buộc có thể hỗ trợ cho các công ty bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các nỗ lực đầu tư nước ngoài.

Sau đây, Bloomberg dẫn ra một số tác động của đà tăng đồng NDT.

Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thường được nhắc đến đầu tiên khi một đồng tiền tăng mạnh. Dữ liệu chính thức cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu trong 2 tháng vừa qua khi đồng NDT leo dốc 2.9%.

Iris Pang, Chuyên gia kinh tế tại ING Groep NV ở Hồng Kông, cho hay, biên lợi nhuận của các công ty có thể bị thu hẹp đặc biệt là khi họ chưa thực hiện phòng ngừa đầy đủ (trừ trường hợp các công ty lựa chọn thanh toán bằng đồng NDT). Bà Pang khuyến nghị gia tăng hoạt động phòng ngừa, đồng thời nói thêm đồng NDT sẽ biến động mạnh hơn.

MK Tang, Chuyên gia kinh tế cấp cao người Trung Quốc tại Goldman Sachs chi nhánh Hồng Kông, cho hay nếu đà tăng của đồng NDT kéo dài thì điều này sẽ gây khó dễ cho các cơ quan chức trách Trung Quốc vì hoạt động xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần dẫn tới việc GDP Trung Quốc tăng thêm 1%, ông nói thêm.

Các biện pháp kiểm soát vốn

Đà leo dốc của đồng NDT còn mang lại cho các cơ quan chức trách một cơ hội để nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn – một số trong đó đang gây tổn thương tới kinh tế Trung Quốc, Ding Shuang, Trưởng Bộ phận Kinh tế Trung Quốc tại Standard Chartered chi nhánh Hồng Kông, cho hay. Các động thái có thể xảy ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đầu tư ở nước ngoài, và nới lỏng các hạn chế về việc doanh nghiệp Trung Quốc đi thâu tóm công ty nước ngoài. Trong năm ngoái, Trung Quốc đã tăng cường dòng vốn chảy ra nước ngoài nhằm ngăn chặn đà suy yếu của đồng NDT. Được biết, trong năm 2016, đồng NDT đã sụt 6.5% so với đồng USD, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1994.

Tác động trên diện rộng

Đà tăng của đồng NDT đã gieo rắc niềm hy vọng đến thị trường cổ phiếu của quốc gia này, trong đó chỉ số Shanghai Composite nới rộng đà tăng 3 tháng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2016. Trong khi đó, giá trái phiếu đã ổn định trở lại.

Cải cách, giảm đòn bẩy

Nhiều khả năng các nhà làm chính sách của Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số động thái nhằm đưa đồng NDT về trạng thái biến động tự do, bằng cách cho phép biến động hai chiều và bớt can thiệp vào thị trường tiền tệ, ông Tang cho hay.

Tommy Xie, Chuyên gia kinh tế tại Oversea-Chinese Banking chi nhánh Singapore, cho hay đồng NDT tự do hơn sẽ góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế Trung Quốc vì các nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả hơn khi không có sự kiểm soát của Chính phủ. Thị trường tiền tệ ổn định cũng cho phép Trung Quốc nhiều cơ hội để tập trung vào việc giảm bớt đòn bẩy trong hệ thống tài chính – một điều có thể tạo lợi ích cho nền kinh tế trong dài hạn./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98