Ngân sách lo trả nợ, tăng trưởng kinh tế gặp khó

22/09/2017 16:37
22-09-2017 16:37:52+07:00

Ngân sách lo trả nợ, tăng trưởng kinh tế gặp khó

Đấy là ý kiến của các chuyên gia tại Diễn đàn tài chính Việt Nam: Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững diễn ra ở Hà Nội ngày 21-9.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng của nợ công khi cho biết theo dự báo của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2017 nợ công của Việt Nam vào khoảng 62,8% GDP và sẽ tăng lên mức 63,4% GDP vào cuối năm 2018.

"Nhưng nếu tính cả nợ xây dựng cơ bản, nợ không xử lý được của các doanh nghiệp Nhà nước, nợ công của Việt Nam rất đáng lo ngại", ông Tuấn cảnh báo.

Theo bản tin nợ công số 5 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công Việt Nam trong năm 2015 chiếm 61% GDP với hơn 94 tỉ USD (tương đương hơn 2 triệu tỉ đồng), trong đó, nợ nước ngoài là 39,6 tỉ USD và nợ trong nước là hơn 54 tỉ USD.

Trong năm 2015, Chính phủ đã trả được hơn 13,3 tỉ USD, tương đương hơn 288.000 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ vay trong nước.

Về cơ cấu vay nợ theo thị trường, từ năm 2013 trở lại đây Chính phủ chủ yếu vay trong nước, hạn chế vay nước ngoài.

Năm 2015, nợ trong nước là 54 tỉ USD, trong khi đó năm 2011 vay trong nước dừng lại ở con số 20 tỉ USD.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh cũng bày tỏ lo ngại chi thường xuyên tăng quá nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, chi đầu tư công vài năm gần đây lại giảm từ 25% tổng chi ngân sách xuống 20%.

"Rõ ràng cơ cấu chi có vấn đề bởi muốn phát triển nhưng chi đầu tư lại giảm, trong khi chi thường xuyên lại tăng. Chưa kể chi trả nợ lãi có xu hướng tăng nhanh và đã lên tới 20% tổng chi ngân sách sau khi không thể duy trì mức ổn định 15% suốt hơn một thập kỷ qua" - ông Ánh khuyến cáo.

Phải chặn đà chi thường xuyên

Phát biểu tại diễn đàn, tiến sĩ Nguyễn Thành Long (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết chi thường xuyên rất lớn và tăng mạnh trong những năm vừa qua, từ 55,1% tổng chi vào năm 2001 lên 65,67% tổng chi trong năm 2016.

Ngược lại, chi đầu tư phát triển bị "bóp" lại, giảm từ 31% tổng chi năm 2001 còn 25% năm 2016.

Để giảm nợ công và giảm căng thẳng cho ngân sách, theo các chuyên gia, cần phải chặn đà tăng của chi thường xuyên, đồng thời có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển.

"Chi thường xuyên tăng quá nhanh, cần phải tính toán và rà soát để cắt giảm. Nếu chúng ta cứ theo chi thường xuyên như hiện nay, ngân sách trong 5-7 năm tới sẽ không đáp ứng được" - một chuyên gia nhận định.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng đã đến lúc có giải pháp chặn đà gia tăng của chi thường xuyên, đồng thời tập trung nguồn lực cho sự phát triển.

Theo ông Tuấn, vốn dành cho đầu tư công chiếm 8-10% GDP nhưng hiệu quả rất thấp. Chi đầu tư công từ nguồn vốn ODA cũng chỉ chiếm 10-15% trong tổng chi đầu tư.

"Hầu hết các công trình trọng điểm của quốc gia đều là vốn từ ODA. Vốn trong nước đầu tư cho công trình trọng điểm ngành giao thông vận tải có năm không vượt quá 2%. Đấy là một vấn đề" - ông Tuấn nói.

Cùng với việc giảm chi, nhiều chuyên gia cũng cho rằng để ngân sách bớt căng thẳng, cần mở rộng cơ sở thu.

Chẳng hạn, theo đại diện Ngân hàng Thế giới, việc đánh thuế tài sản được các nước áp dụng từ lâu, nhưng Việt Nam hiện mới chỉ tính thuế đối với đất, do đó, cần sớm tính đến chính sách thuế tài sản.

http://tuoitre.vn/no-cong-tang-toc-do-tang-truong-giam-20170922085127673.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nếu Fed giảm lãi suất, chính sách tiền tệ và kinh tế Việt Nam sẽ thay đổi ra sao?

Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải theo dõi sát diễn biến...

Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả bão lũ

Tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam" diễn ra tối 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí "làm việc bằng hai", "làm ngày không đủ tranh thủ làm...

Bão Yagi ước gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng, Thủ tướng chỉ đạo giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay 7%

Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính bão Yagi gây thiệt hại 40,000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0.15% so với kịch bản trước đó.

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98