Châu Âu muốn tạo một phiên bản IMF của riêng mình?

31/10/2017 06:02
31-10-2017 06:02:03+07:00

Châu Âu muốn tạo một phiên bản IMF của riêng mình?

Sau nhiều chương trình cứu trợ, mối quan hệ giữa châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể sắp thay đổi đáng kể.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tìm hiểu các cách thức để tăng cường quyền lực của Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) – một quỹ hỗ trợ các quốc gia thuộc Eurozone đang cần vay mượn tiền, và cuối cùng là để Cơ quan trên thay thế sự hiện diện của IMF trong các đợt cứu trợ.

Theo dự kiến, kế hoạch chi tiết từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ được công bố trước thời điểm kết thúc năm 2017, nhưng ý tưởng chung ở đây là nhằm nâng cao trách nhiệm cho ESM để giám sát và thúc ép sự tuân thủ trong suốt chương trình cứu trợ – về cơ bản thì đây là các nhiệm vụ của IMF.

“Eurozone giờ đã phục hồi mạnh hơn so với vài năm về trước. Tôi tin rằng ESM hiện nay sẽ dần phát triển thành Quỹ Tiền tệ châu Âu (EMF) – nhưng vẫn phải tuân theo các luật lệ và thẩm quyền của Liên minh châu Âu (EU)”, Jean-Claude Juncker, Chủ tịch của EC, cho biết hồi tháng 9/2017.

Tại sao Eurozone lại cần phát triển một phiên bản IMF của riêng mình?

Theo quan điểm của các quan chức và nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ý tưởng ở đây là nhằm củng cố mối liên kết trong nội bộ Eurozone, và từ đó nâng cao khả năng chống chịu của khu vực này trước các cú sốc tài chính.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là việc xây dựng EMS sẽ giúp châu Âu không còn lệ thuộc vào IMF mỗi khi có một quốc gia thuộc Eurozone cần sự cứu trợ về tài chính.

Theo quan điểm của Carsten Brzeski, Chuyên gia kinh tế trưởng tại ING, Eurozone muốn xây dựng một cơ quan để chuẩn bị các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn trong tương lai.

Trong một lá thư điện tử, ông Brzeski cho hay: “Việc tạo dựng EMF sẽ giúp Eurozone tự mình giải quyết được các vấn đề nội bộ mà không cần nhờ đến cơ quan bên ngoài”.

Sự xuất hiện của EMF có thể được nước Đức đặc biệt hoan nghênh. Nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Eurozone là một trong những quốc gia quan trọng nhất của EC. Cụ thể, Đức chịu trách nhiệm theo dõi mức độ tuân thủ của các quốc gia đối với các quy định về thâm hụt và nợ. Tuy nhiên, mặc dù đã có một số quốc gia ở Eurozone chưa làm đúng theo quy định, nhưng EC vẫn chưa bao giờ áp đặt lệnh phạt.

Với việc ESM là một cơ quan liên Chính phủ và được xem là không chịu sự chi phối về mặt chính trị, một số chuyên gia phân tích cho rằng Cơ quan này có thể là câu trả lời cho lời kêu gọi của Đức để áp dụng các quy định tài chính châu Âu một cách hiệu quả.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông lớn cung ứng linh kiện cho Apple đầu tư thêm 1.5 tỷ USD vào Ấn Độ

Foxconn Technology sẽ đầu tư hơn 1.5 tỷ USD vào một dự án ở Ấn Độ, theo hồ sơ chứng khoán gửi lên sở giao dịch Đài Loan trong ngày 27/11.

Ông lớn thời trang nhanh Shein âm thầm nộp đơn IPO ở Mỹ, muốn định giá 90 tỷ USD

Shein đã âm thầm nộp hồ sơ đăng ký IPO ở Mỹ với mong muốn mở rộng phạm vi tiếp cận tới thị trường toàn cầu.

Vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc giảm mạnh

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2023 đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái do những bất ổn kinh tế tiếp tục đè nặng lên nhu cầu...

Các công ty quản lý tài sản ào ạt bán đô la ra thị trường

Các công ty quản lý tài sản đang bán đô la Mỹ với tốc độ mạnh nhất trong một năm khi họ tăng cường đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn tất chiến...

Trung Quốc: Tập đoàn Quản lý Tài chính ZEG đối mặt với tình trạng vỡ nợ

Sau khi trừ đi tiền ký quỹ thì gốc và lãi của các khoản nợ liên quan của Tập đoàn ZEG dao động khoảng 420-460 tỷ nhân dân tệ, trong khi tổng tài sản trên sổ sách...

Chỉ số đồng USD rơi xuống gần 103 điểm, thấp nhất trong hơn 2 tháng

Chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng trong ngày 21/11, tiếp nối đà giảm từ tuần trước đó, khi nhà đầu tư tin Fed đã chấm dứt chu kỳ nâng lãi suất...

Niềm tin lãi suất đạt đỉnh đẩy đồng USD "rơi tự do" ở thị trường châu Á

Ông Dane Cekov, chiến lược gia cấp cao về ngoại hối tại ngân hàng Nordea, cho biết sự suy yếu của đồng USD chủ yếu do những biến động của lãi suất, đặc biệt là sau...

Fed có bao nhiêu lần tăng lãi suất trong năm 2023?

Các ngân hàng trung ương (NHTW) lớn trên thế giới đã hành động như thế nào trong năm 2023?

Lạm phát Anh xuống thấp nhất trong 2 năm

Lạm phát Anh giảm mạnh xuống mức 4.6% trong tháng 10/2023, thấp nhất trong 2 năm.

Chỉ số đồng USD rớt ngưỡng 105 điểm sau báo cáo lạm phát của Mỹ

Chỉ số đồng USD - thước đo sức mạnh đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - rớt mạnh sau báo cáo lạm phát tháng 10 của Mỹ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98