Đề xuất ADB hỗ trợ Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn ADF mà không gián đoạn tái cơ cấu nền kinh tế

04/10/2017 08:17
04-10-2017 08:17:56+07:00

Đề xuất ADB hỗ trợ Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn ADF mà không gián đoạn tái cơ cấu nền kinh tế

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề xuất ADB có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho Việt Nam để vừa tốt nghiệp được nguồn vốn ADF mà không gián đoạn công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

* Hết vốn ODA, cơ chế cấp phát ngân sách sẽ thay đổi

Ngày 02/10/2017, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với bà Philaslak Yukkasemwong, Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đại diện cho nhóm nước Brunei, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore và Thái Lan.

Tại buổi làm việc, bà Philaslak Yukkasemwong đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được về tăng trưởng kinh tế, đã chuyển mình từ một quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Phó Thống đốc cũng thông báo Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhiều, giảm nghèo hiệu quả, GDP tăng bình quân cao, đó là một trong những yếu tố mà ADB đánh giá Việt Nam đủ điều kiện để tốt nghiệp nguồn vốn ADF.

Theo Chính sách tốt nghiệp ADF của ADB, Việt Nam dự kiến tốt nghiệp từ 01/01/2019. Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế bền vững trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là những tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Về giảm nghèo, tuy đã đạt được những kết quả nói trên, nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao. Để giảm nghèo bền vững vẫn cần các giải pháp và hỗ trợ nhiều hơn nữa bởi nguy cơ hộ cận nghèo rất dễ tái nghèo.

“Trong những đề xuất trước đây khi tôi được gặp ngài Chủ tịch ADB và các cổ đông lớn của ADB tại Hội nghị thường niên, chúng tôi cũng đề xuất mong rằng ADB có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho Việt Nam để vừa tốt nghiệp được nguồn vốn ADF mà không gián đoạn công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Bà Philaslak Yukkasemwong cho biết, ADB đang trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030 và lấy ý kiến tham vấn rộng rãi ý kiến của các cổ đông và các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bà nhấn mạnh, chính sách tốt nghiệp là một phần quan trọng trong việc rà soát và xây dựng chiến lược của ADB trong thời gian tới. ADB cũng sẽ xem xét thêm về hoạt động của khu vực tư nhân tại các quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn vốn vay thông thường và vốn vay ưu đãi ADF sẽ sáp nhập làm một.

Bà Philaslak Yukkasemwong tin tưởng rằng, trong chiến lược chính sách đến 2030 của ADB có những rà soát, điều chỉnh, trong đó Ban Giám đốc có những linh hoạt nhất định về trường hợp tốt nghiệp ADF và chính sách trả nợ nhanh của một số quốc gia sau khi tốt nghiệp ADF để hỗ trợ các quốc gia này có lộ trình tốt nghiệp một cách tốt nhất. Về những trường hợp cụ thể, các Vụ Chính sách của ADB sẽ đề xuất lên Ban Giám đốc, đồng thời đưa vấn đề này ra Hội đồng Thống đốc tại Hội nghị thường niên năm tới để xem xét./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau...

Chủ tịch TP HCM kêu gọi người dân mua trái phiếu đóng góp làm metro

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi kêu gọi người dân hãy mua trái phiếu để đóng góp kinh phí làm 183 km đường sắt đô thị, tổng mức đầu tư ước tính 36 tỷ USD.

Chu kỳ nới lỏng tiền tệ và động lực tăng trưởng của Việt Nam

Những ngày vừa qua, thị trường liên tiếp đón nhận những tin tức về một chu kỳ nới lỏng tiền tệ mới.

IMF lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dự báo đạt 6,1%

IMF ghi nhận việc các cơ quan chức năng của Việt Nam đã hành động nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Quý 4 tăng trưởng 9% là thách thức lớn với TPHCM

Theo ông Phan Văn Mãi, quý 3 TPHCM chỉ đạt tăng trưởng hơn 7%, thì quý 4 phải đạt 9%, mới hoàn thành kế hoạch cả năm 7,5%, là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, giải...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng

Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức quốc tế duy trì các dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm tới.

PMI tháng 9/2024: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm đáng kể

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng...

HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam 2024 ở mức 6.5% 

Việt Nam được kỳ vọng chứng kiến tăng trưởng hơn nữa bởi sự phục hồi tiếp tục vững vàng, lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ và lạm phát diễn biến theo chiều hướng...

Thêm 13 tỉnh thành sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, giảm 87 xã

100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua 13 nghị quyết sắp xếp, sáp nhập 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 186 đơn vị cấp xã của 13...

Đề xuất thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 28-9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98