Cổ phiếu bất động sản đã sẵn sàng để bứt phá?

23/11/2017 21:14
23-11-2017 21:14:30+07:00

Cổ phiếu bất động sản đã sẵn sàng để bứt phá?

Tại hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu bất động sản” diễn ra ngày 23/11/2017, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc Môi giới CTCK KIS Việt Nam (KIS) CN TPHCM cho rằng, cổ phiếu ngành nhà đất cũng sẽ tăng trưởng chung với ngành, chưa kể cơ hội bứt phá còn rất cao do hiện hầu hết đơn vị đều giao dịch dưới giá trị thực.

Cổ phiếu bất động sản có tăng nhanh hơn VN-Index?

Chuyên gia Bùi Quang Tín: VN-Index sẽ chạm mốc 1,100 điểm trong quý 1/2018 

Cổ phiếu bất động sản chưa tăng, tức là sẽ tăng?

Trả lời cho vấn đề trên, ông Phương cho biết dòng tiền hiện bị hút vào cổ phiếu lớn là chính như Sabeco, Vinamilk, Vietjet cùng một số mã đang trong lộ trình thoái vốn của SCIC... Như vậy, cổ phiếu bất động sản thời điểm hiện tại chưa được hưởng lợi nhiều từ dòng vốn, ngoại trừ ông lớn Vingroup (VIC). “Tuy nhiên đó lại là một điều hay, cổ phiếu bất động sản chưa tăng thì tức là sẽ tăng”, ông Phương khẳng định.

Trong 10 tháng đầu năm nay, VN-Index tăng vượt mức 900 điểm là điều bất ngờ vô cùng lớn đối với thị trường, và nguyên nhân theo ông Phương chủ yếu đến từ tâm lý “mua để đó” của nhà đầu tư đối với nhóm cổ phiếu hot hiện nay. Điển hình như VNM, không ai có thể tưởng tượng được mức giá cổ phiếu khá ổn định lại có thể bứt phá lên vùng 183,000 đồng/cp ngay sau phiên đấu giá ngày 16/11. Và Vincom Retail lại càng rúng động khi các tổ chức tranh nhau mua bằng mọi giá với khối lượng giao dịch hơn 740 triệu đơn vị ngay phiên đầu giao dịch. Đến nay, công cuộc săn hàng nóng vẫn chưa dừng lại, SCIC chuẩn bị thoái vốn tại BMP, NTP, VCGDMC khiến cho nhà đầu tư vẫn mong chờ kỳ tích tại VNM tiếp tục lặp lại.

Như vậy, hiện cổ phiếu bất động sản vẫn chưa được dòng tiền nhòm ngó, song tương lai nhóm ngành này chỉ có tăng chứ không giảm. Bởi “Đất không sinh nở, nhưng con người lại sinh nở, và nhu cầu tách biệt (sống tự lập) càng ngày càng tăng”, theo đó thị trường bất động sản chỉ có đi lên chứ không thể đi xuống, ông Phương khẳng định.

Hơn nữa, mặc dù còn nhiều hoài nghi nhưng nhìn vào dòng lịch sử thì nhà đất luôn là của để dành an toàn đối với người Việt Nam và nhu cầu thật về bất động sản sẽ ngày càng tăng mạnh. Theo đó, cổ phiếu ngành nhà đất cũng sẽ tăng trưởng chung với ngành, chưa kể cơ hội bứt phá còn rất cao do hiện hầu hết đơn vị đều giao dịch dưới giá trị thực.

Trên vai trò là đại diện cho góc nhìn về đầu tư tài chính, ông Phương cho biết thật ra trong tất cả các cổ phiếu bất động sản thì đơn vị nào cũng đáng đầu tư. Bởi, muốn đầu tư một cổ phiếu cần nhìn nhận trên hai khía cạnh, giá trị nội tại doanh nghiệp và xu hướng chung của thị trường.

Về giá trị nội tại, thì các đơn vị trong ngành bất động sản dự báo sẽ tăng trưởng đồng loạt do hưởng lợi chung từ toàn thị trường. Chỉ còn yếu tố thứ hai đó là xu hướng, tức phải biết nên mua như thế nào, mua lúc nào mới có thể có lợi được. Theo ông Phương, việc nhà đầu tư quan sát thị trường và tìm kiếm lợi nhuận là hai câu chuyện hoàn toàn trái ngược nhau, cổ phiếu tốt đó nhưng mua không đúng thời điểm vẫn lỗ như thường.


Roadshow mini “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu bất động sản” diễn ra ngày 23/11/2017.

Lãnh đạo nói gì về giá cổ phiếu công ty mình?

Tự nhận định về giá cổ phiếu CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG), ông Nguyễn Minh Khang, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cam kết năm 2018-2020, thị giá cổ phiếu LDG sẽ vượt mức 20,000 đồng/cp, tức sẽ tăng 18% so với hiện tại. Trên thị trường, từ đầu năm đến nay giá cổ phiếu LDG liên tục tăng, hiện đang giao dịch quanh mức 17,800 đồng/cp (chốt phiên 23/11).

Giao dịch cổ phiếu LDG một năm qua

Hiện LDG có một dự án tiềm năng tính đến thời điểm hiện tại là Khu thương mại Cần Thơ, quy mô dự kiến đạt 4.5 ha với 300 căn hộ. Nhận định về thị trường nhà đất Cần Thơ, ông Khang khẳng định nơi đây có thể mang về hàng ngàn tỷ lợi nhuận sau 5 năm nữa

Riêng năm 2017, đến nay LDG đã có thể chắc chắn lãi ròng Công ty đạt hơn 250 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thực hiện năm 2016 (khoảng 160 tỷ đồng).

Đại diện CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB), ông Mai Thanh Trúc, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Tài chính thì cho biết: “Dựa trên những tiêu chí để định giá cổ phiếu bất động sản, NBB hiện đáp ứng đầy đủ. Quỹ đất sạch có, chính sách cổ tức đều đặn, sản phẩm tốt, nhiều năm gần đây liên tục có lãi, nhưng thị giá cổ phiếu lại lèo tèo quanh mức 18,600 đồng/cp (chốt phiên 23/11). Như vậy, cổ phiếu NBB đang bị thị trường đánh giá quá thấp".

Giao dịch cổ phiếu NBB một năm qua

Hưởng lợi từ chính sách

Cổ phiếu bất động sản tự thân sẽ tăng trưởng, nhưng chính sách vĩ mô cũng sẽ hỗ trợ một phần đà tăng này trong tương lai. Ông Bùi Quang Tín, Chuyên gia Kinh tế, Đại học Ngân hàng TPHCM nói ngắn gọn ba chính sách Nhà nước đã, đang và sẽ áp dụng thúc đẩy thị trường nhà đất:

  • Thị trường bất động sản sẽ không đứng ngoài công nghệ 4.0
  • Hội nhập sẽ mạnh mẽ hơn và cải tiến theo thế hệ mới hơn
  • Hỗ trợ bất động sản thông qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Cơ chế đặc thù cho TP.HCM: Tạo đòn bẩy cho đầu tàu cả nước 

Cơ chế đặc thù tạo động lực cho TP.HCM phát triển 

Một câu chuyện vĩ mô khác được cho là tác động không ít đến thị trường bất động sản thời gian gần đây chính là Cơ chế đặc thù cho TPHCM. Và liên quan đến cơ chế này, một trong những chính sách mới được đưa ra đó là đánh thuế lên bất động sản thứ hai, nhằm gia tăng ngân sách cho thành phố.

Theo ông Tín, so với một số quốc gia trên thế giới thì tổng thu từ thuế bất động sản hiện nay (bao gồm thuế quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ) của nước ta chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng thu Ngân sách Nhà nước, khoảng 0.15%. Trong khi đó, con số tại Mỹ hiện nay là 3%, hay Canada hiện đạt đến 4%. Như vậy, ông Tín cho rằng việc áp dụng Cơ chế đặc thù cho TPHCM sẽ vừa có tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản, tức làm tăng giá giao dịch, tuy nhiên về lâu dài vẫn có ảnh hưởng tích cực.

Hiếu Nguyễn

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đầu tư tích sản – Mua cổ phiếu định kỳ sẽ là xu hướng đầu tư không thể thiếu

Gần 2 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường phát triển, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) luôn theo đuổi sứ mệnh trở thành đối tác đầu tư tài chính trọn đời...

NSH Petro (PSH) vẫn chưa công bố BCTC soát xét sau khi lỗ kỷ lục

Ngày 14/10, CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH) đã công bố thông tin giải trình về việc chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2024.

Kết nối dòng vốn ngoại nhờ thông tin xanh

Xu hướng ESG (Environmental – Social – Governance, Môi trường - Xã hội - Quản trị) đang lan rộng và có thể thay đổi tích cực đến thị trường tài chính toàn cầu.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 15/10

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

15/10: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch.  

Nhóm bất động sản, xây dựng bị rút tiền

Thanh khoản chứng khoán suy yếu trong tuần 07 - 11/10, trong xu hướng đó, nhóm bất động sản và xây dựng bị rút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 14/10: Tự doanh và khối ngoại cùng bán ròng FPT

Tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) và khối ngoại đồng loạt bán ròng mạnh trong phiên 14/10, đặc biệt đối với FPT.

Sáu phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu công ty xăng dầu tăng gần 100%, giải trình vẫn y “văn mẫu”

Cổ phiếu CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu Mỏ (UPCoM: APP) gây bất ngờ với chuỗi 6 phiên tăng kịch trần từ 04-11/10, đưa thị giá gấp đôi trong 1 tuần, lên...

Những cổ phiếu niêm yết giá “rẻ hơn trà đá”

Kết phiên 11/10/2024, VN-Index dừng lại ở 1,288 điểm. Dù chưa thể vượt ngưỡng 1,300, nhưng nếu so với đầu năm, chỉ số đã tăng hơn 14%, tương đương 157 điểm. Tuy...

Bị Thanh tra Chính phủ gọi tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn

Không lâu sau khi phiên sáng 14/10 mở cửa, hai cổ phiếu TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) và HHS của CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HOSE:...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98