KSA: "Lo chèo chống với những cơn bão thông tin thất thiệt thì không biết xoay sở thế nào"

27/11/2017 17:22
27-11-2017 17:22:30+07:00

KSA: "Lo chèo chống với những cơn bão thông tin thất thiệt thì không biết xoay sở thế nào"

CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (HOSE: KSA) vừa có giải trình về hàng  loạt những lùm xùm gần đây từ báo cáo tài chính đến các dự án. "Việc nhiều thông tin không đúng sự thật làm Công ty hoang mang vì vừa lo vượt khó, lo chèo chống với những cơn bão thông tin thất thiệt thì không biết xoay sở thế nào".

* KSA giao dịch đột biến hơn 7 triệu cp sau 4 phiên sàn, nhưng liệu có nên bắt đáy?

* KSA chính thức lên tiếng về đại bản doanh bỏ hoang ven biển

* KSK-KHB-KHL: Câu chuyện “phát - rút” và sự xuất hiện đại gia bí ẩn

Hàng loạt lỗi trong báo cáo tài chính quý 3/2017 đều do... kế toán

Cụ thể, liên quan đến Báo cáo tài chính quý 3/2017, tại Bảng cân đối kế toán, phát sinh số liệu vay nợ thuê tài chính dài hạn tại cột đầu năm (01/01/2017) là hơn 34 tỷ đồng (tuy nhiên số liệu tại cột cuối kỳ tại ngày báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 do Nhân Tâm Việt kiểm toán là 0 đồng), theo KSA do kế toán Công ty hạch toán nhầm từ vay và nợ thuê tài chính dài hạn sang vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Đồng thời, vay nợ thuế tài chính số cuối kỳ (30/09/2019) phát sinh âm 8.9 tỷ đồng do kế toán hạch toán nhầm tài khoản 341 và 128 dẫn đến phát sinh âm khoản vay và nợ thuê tài chính. 

Đối với khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tại thuyết minh BCTC quý 3/2017:

  • Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành Giang hơn 25 tỷ đồng, theo KSA, đây là khoản phải thu từ đầu năm 2016, tuy nhiên hai bên đã thực hiện gia hạn thời gian thanh toán đến trước 31/12/2017.
  • Còn hơn 115.6 tỷ đồng tại Công ty Hữu hạn Bảo Tường Quảng Tây, gần 116 tỷ đồng tại Công ty Hữu hạn Mậu dịch Bảo Hồng Bằng Tường Quảng Tây. Theo KSA, do kế toán Công ty sơ suất nên khi lập báo cáo tài chính bị ghi sai tên đối tượng phải thu nhưng thực tế là 1 đối tượng - Công ty Hữu hạn Mậu dịch Bảo Hồng Bằng Tường Quảng Tây. Công ty này có trụ sở tại số 301, đường Bắc Đại Lộ, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, do ông Đường Gia Bảo giữ chức Giám đốc. 
  • Đối với khoản phải thu gần 119 tỷ đồng từ Công ty TNHH Công Bình, là doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Ngày 29/06/2017, KSA và Công Bình đã ký hợp đồng về việc mua bán hàng hóa (lúa RVT). Đây là doanh nghiệp có trụ sở tại Long An, do ông Phan Công Bình làm người đại diện theo pháp luật.

Đối với khoản phải trả người bán ngắn hạn:

  • Công ty TNHH MTV Chế biến Khoáng sản Zircon Bình Thuận hơn 16 tỷ đồng, đây là khoản phải trả người bán từ đầu năm 2016, tuy nhiên hai bên đã thực hiện gia hạn thời gian thanh toán đến trước ngày 31/12/2017.
  • Công ty Hữu hạn Hoa điện và Công ty Hữu hạn Công nghiệp Hoa điện gần 116 tỷ đồng, do kế toán sơ suất nên khi lập báo cáo tài chính bị ghi sai tên đối tượng phải thu nhưng thực tế là 1 đối tượng - Công ty Hữu hạn Công nghệ Hoa điện. Công ty này có trụ sở tại tòa nhà Bright Way, số 33 đường Mong Kok, Hong Kong, Trung Quốc do ông Lưu Hòa làm Giám đốc.
  • Còn các nhà cung cấp khác 74.5 tỷ đồng là các khoản phải trả người bán ngắn hạn chủ yếu phát sinh trong quý 3/2017 và là các hộ gia đình bán lúa cho KSA.

Dự án xỉ titan, tái xuất hàng hóa và tiến độ sử dụng vốn đều đúng quy định?

Đối với giấy phép xây dựng dự án nhà máy chế biến xỉ titan Bình Thuận, theo KSA, ngày 13/08/2013, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra công văn số 3193/UBND-KTN đồng ý chủ trương cho KSA lập dự án đầu tư nhà máy tại cụm công nghiệp Thắng Hải, Hàm Tân, Bình Thuận. Đến ngày 04/12/2014, Thủ tướng Chính phủ có văn bản điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các dự án chế biến xỉ titan tại Bình Thuận, trong đó có dự án này. Ngày 26/12/2014, UBND huyện Hàm Tân cấp giấy chứng nhận đầu tư cho KSA thực hiện dự án này với quy mô 60,000 tấn xỉ/năm. 

Đối với việc đăng ký kinh doanh lĩnh vực nhập và tái xuất đối với lô hàng thiết bị điện tử di động từ một công ty liên quan đặt trụ sở tại Hong Kong. Ngày 25/01/2017, UBND tỉnh Quảnh Ninh đã ra quyết định số 351 về việc công bố lựa chọn bổ sung các doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong các khu kinh tế cửa khẩu Quảng Ninh, trong đó công bố KSA được lựa chọn là một trong các doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong các khu kinh tế cửa khẩu Quảnh Ninh. Hai doanh nghiệp mà KSA thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa là Công ty Hữu hạn Mậu Dịch Bảo Hồng Bằng Tường Quảng Tây và Công ty Hữu hạn Công nghệ Hoa điện, đây là các đối tác thông thường của KSA, không có người liên quan đến KSA trong các công ty này.  

Về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán ra công chúng. Ngày 17/03/2016, KSA và CTCP Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai ký biên bản thỏa thuận. Theo đó, Đất Quảng Chu Lai chuyển nhượng 79% vốn CTCP Khoáng sản Đất Quảng Ninh Thuận cho KSA. Khoáng sản Đất Quảng Ninh Thuận là doanh nghiệp đã thực hiện thăm dò quặng sa khoáng titan - zircon trên diện tích 792ha. Đến ngày 19/05/2016, Đất Quảng Chu Lai đã chuyển nhượng 7.9 triệu cp (79%) Khoáng sản Đất Quảng Ninh Thuận cho KSA. KSA đã thanh toán 1 phần cho Đất Quảng Chu Lai. Theo nội dung hợp đồng, ngay sau khi Đất Quảng Ninh Thuận thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật sang KSA hoặc cá nhân do KSA chỉ định, KSA sẽ thanh toán phần còn lại của giá trị hợp đồng. 

Theo KSA, "trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát ra được những khó khăn khủng hoảng chung, thị trường titan thế giới và k hu vực giảm sút nghiêm trọng, việc đầu tưủ chế biến sâu khoáng sản titan không hiệu quả, KSA chưa được tỉnh Bình Thuận tạo điều kiện cấp quyền khai thác mỏ titan tại tỉnh gần nơi Công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xỉ titan, vì vậy Công ty phải đầu tư từng bước để chờ cơ hội phát triển. Trong hoàn cảnh đó, Công ty đã nỗ lực hợp tác kinh doanh các lĩnh vực khác mà pháp luật cho phép để duy trì hoạt động và đầu tư. Việc nhiều thông tin không đúng sự thật làm Công ty hoang mang vì vừa lo vượt khó, lo chèo chống với những cơn bão thông tin thất thiệt thì không biết xoay sở thế nào!".

Về giá cổ phiếu, kết thúc phiên ngày 27/11, cổ phiếu KSA đã giảm 22% trong vòng 1 quý vừa qua, xuống mức 1,450 đồng/cp. Khối lượng giao dịch cũng khá lớn với bình quân hơn 1.3 triệu cp/phiên.

Hoàng Nguyên

Fili

Tài liệu đính kèm:
20171127_20171124 - KSA - CBTT giai trinh theo yeu cau.pdf

 





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ MB: Gần 1,200 cổ đông tham dự, được "lì xì" nóng 

Sáng 19/04, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án chi trả cổ tức, tăng vốn điều...

Một công ty bất động sản khu công nghiệp báo lãi quý 1 gấp gần 19 lần cùng kỳ

Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Á (UPCoM: VAB) giúp CCI đạt lãi ròng gần 12 tỷ đồng trong quý 1/2024, gấp 18.7 lần cùng kỳ...

Bamboo Capital (BCG): Quý 1/2024 lợi nhuận tăng hơn 10 lần, doanh thu gần ngàn tỷ

Ngày 15/04/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với nhiều điểm sáng. Kết thúc quý 1/2024, BCG ghi...

Lãi ròng Long Hậu đi lùi 32% trong quý đầu năm

Khoản thu từ mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu của CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) sụt giảm mạnh là lý do chính khiến lợi nhuận...

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98