Khánh Hòa thông qua nghị quyết thành lập đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong

08/12/2017 06:42
08-12-2017 06:42:01+07:00

Khánh Hòa thông qua nghị quyết thành lập đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong

Ngày 7/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ra Nghị quyết thông qua đề án của UBND tỉnh về việc thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong tập trung vào 4 ngành nghề gồm: Dịch vụ vận tải biển; dịch vụ thương mại - tài chính; dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Vạn Ninh, rộng khoảng 111 nghìn ha, bao gồm 56 nghìn ha mặt đất và 55 nghìn ha mặt nước; tổng dân số trên 128 nghìn người (tính đến năm 2011). Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn.

Tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc ra Nghị quyết này là bước thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, gồm Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) hồi tháng 3/2017 và Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 2/10/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Về lý do, sự cần thiết thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, đề án nêu rõ vịnh Vân Phong nói chung và khu vực Bắc Vân Phong nói riêng có vị trí địa kinh tế, chiến lược quan trọng đối với trong nước và khu vực; hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để xây dựng thành khu vực cửa ngõ phát triển hướng ra biển Đông của quốc gia và cả bán đảo Đông Dương;...

Bên cạnh đó, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong có vị trí chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế theo hành lang kinh tế Đông - Tây; Bắc - Nam và phát triển giao thương thuận lợi với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tạo thể mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của cả nước, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa nói riêng; góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia.

Về định hướng phát triển ngành nghề trọng tâm, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong tập trung vào 4 ngành nghề gồm: Dịch vụ vận tải biển; dịch vụ thương mại - tài chính; dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Trước đó, tháng 10/2017, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành lấy ý kiến của cử tri huyện Vạn Ninh, theo đó trên 96 nghìn cử tri trong huyện (chiếm tỷ lệ hơn 97%) đã đồng ý với đề án này.

Bảo Anh

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bình Dương khẩn trương với dự án Vành đai 3

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bình Dương cho hay người dân đồng thuận cao với đơn giá bồi thường của dự án đường Vành đai 3 - TP HCM (gọi tắt là Vành đai 3)...

Khởi công cao tốc 10,000 tỷ đồng nối Tuyên Quang - Hà Giang

Chiều 28/05, tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - dự án đầu...

Gỡ vướng để đẩy nhanh tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cùng Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Đặng Văn Minh kiểm tra hiện trường dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và chủ trì cuộc họp xử lý hàng loạt...

Đà Nẵng công bố kế hoạch sử dụng đất 2023

UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của các quận, huyện làm cơ sở để triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...

Giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu: Còn nhiều vướng mắc

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, xây khu tái định cư song đến nay...

Sau gần 2,5 năm thành lập, TP Thủ Đức còn vướng gì?

TP Thủ Đức cần sớm được tạo điều kiện về cơ chế hoạt động có tính chất ưu việt hơn từ Trung ương và TP HCM để đảm bảo vận hành hiệu quả theo mô hình "thành phố...

Quy Nhơn chuyển đổi hơn 348 ha đất phi nông nghiệp sang đất ở

UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Quy Nhơn. Đáng chú ý, chuyển đổi hơn 1,473 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và 348...

Lý do TP.HCM cần làm metro ngầm gần 680.000 tỉ đồng

Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, tuyến metro ngầm ở TP.HCM dài từ 300 đến 500 km với số vốn đầu tư rất lớn, gần 680.000 tỉ đồng.

Bình Dương đồng thuận đề xuất thực hiện 2 "siêu dự án" giao thông

Cả hai dự án giao thông quan trọng này khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội không chỉ cho Bình Dương mà cả vùng Đông Nam Bộ.

TPHCM muốn chuyển hơn 680 héc-ta đất phi nông nghiệp sang đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa trình UBND TPHCM kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025. Theo đó, thành phố đặt chỉ tiêu chuyển 684 héc-ta đất phi nông nghiệp...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98