Sở hữu Robot TBM khoan hầm tiên tiến, C47 là “ứng cử viên sáng giá” tại công trình Metro

12/12/2017 15:00
12-12-2017 15:00:00+07:00

Dịch vụ

Sở hữu Robot TBM khoan hầm tiên tiến, C47 là “ứng cử viên sáng giá” tại công trình Metro

Cùng với chủ thầu chính đến từ Nhật Bản, Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (HOSE: C47) sẽ là ứng cử viên sáng giá tham gia thầu phụ cho công trình trọng điểm xây dựng các tuyến Metro trong thời gian đến.

Sở hữu Robot TBM khoan hầm tiên tiến, C47 là “ứng cử viên sáng giá” tại công trình Metro.

Là đơn vị xây dựng Việt Nam duy nhất vận hành Robot khoan hầm TBM 390E

Tiền thân là Công ty Xây dựng Thủy lợi 7 được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi, C47 tiến hành cổ phần hóa trong tháng 12/2004 và chính thức niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2011 với mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết đến hết năm 2016, mảng xây dựng công trình thủy điện là hoạt động cốt lõi của C47 khi đóng góp tỷ trọng khoảng 90% vào doanh thu thuần, hiện Công ty có vốn hơn 170 tỷ đồng.

Được biết, hiện C47 là công ty xây dựng tại Việt Nam duy nhất đang sở hữu và vận hành robot TBM khoan hầm đá trị giá 280 tỷ đồng trên thủy điện Đa Nhim mở rộng. Đồng thời, Công ty cũng đang liên doanh với Robins vận hành Robot TBM khoan hầm đá để thi công đường hầm dài nhất Việt Nam tại thủy điện Thượng Kon Tum (dài khoảng 17 km).

Với tên đầy đủ là Tunnel Boring Machine, thiết bị TBM 390E có chiều dài 160 m, trọng lượng 362 tấn, đường kính khoan lên đến 3.9 m, được gắn 37 mũi khoan với hợp kim đặc biệt “Black diamond” chuyên khoan phá các vật liệu đá cứng. TBM 390E có tính năng đào và làm đường hầm bằng phương pháp khoan, nghiền đá, không gây nổ, vận chuyển vật liệu đá đào ra ngoài bằng băng chuyền kết hợp xe gòong. Ngoài ra, TBM 390E được trang bị máy khoan thăm dò vượt trước để thăm dò điều kiện địa chất và kết hợp khoan phụt gia cố cải tạo điều kiện địa chất khi qua khu vực địa chất yếu, hệ thống neo đá, phun bê tông, lắp đặt lưới thép và khung chống.

Hiệu quả của công nghệ TMB 390E là thi công nhanh, chính xác, an toàn.

Như vậy, với lợi thế cạnh tranh từ Robot TBM, C47 cho biết Công ty đang là một trong những đơn vị thầu trong nước được xem xét chọn với vai trò thầu phụ để thi công đào hầm cho dự án trọng điểm thành phố Tuyến Metro, cùng với nhà thầu chính đến từ Nhật Bản và các nước tiên tiến khác.

Tiếp tục theo đuổi dự án thủy điện trọng điểm, 2017 ước lãi ròng vượt xa kế hoạch

Năm 2016, do hai dự án thủy điện Thượng Kon Tum và Đa Nhim mở rộng đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu nên chi phí cao cộng với chi phí dự phòng cho thủy điện Văn Phong do lượng nước thiếu hụt (mà C47 sở hữu gần 60%), khiến C47 chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra. Tuy nhiên, hiện hai công trình này đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến đến năm 2018 Công ty sẽ bàn giao 3 gói thầu tại thủy điện Thượng Kon Tum, cùng với dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng (được đầu tư vốn bởi JICA Nhật) cho chủ đầu tư.

Một số hình ảnh dự án từ Website Công ty, tính đến giữa năm 2017:

Đặc biệt, dự án thủy điện Trung Sơn theo kế hoạch cũng sẽ hoàn thành quyết toán trong năm 2018, tổng doanh thu dự kiến thu về từ công trình này là 3,000 tỷ đồng. Được biết, dự án được khởi công vào khoảng cuối năm 2012 với công suất đạt 260 MW. Tính đến nay, liên doanh C47 và Samsung C&T là đơn vị duy nhất của Việt Nam từng thắng gói thầu quốc tế xây dựng thủy điện Trung Sơn do World Bank tài trợ, vượt qua những tên tuổi lớn như Tổng Công ty sông Đà, Tổng Công ty Licogi cũng như đơn vị xây dựng thủy điện lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc là Sinohydro.

Ngoài thủy điện Trung Sơn, C47 cũng đã thực hiện các dự án lớn khác với tư cách tổng thầu xây lắp như:

  • Thủy điện Đồng Nai 4 với doanh thu đạt 3,000 tỷ đồng
  • Thủy điện Đa Nhim mở rộng gần 800 tỷ.
  • Và nhiều dự án thủy điện, hồ đập lớn nhỏ trên cả nước như: A Lưới, A Roàng (Thừa Thiên Huế), Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 2 (Quảng Nam), Sông Hinh, Sông Ba Hạ (Phú Yên), Thượng Kon Tum (Kon Tum),  Đồng Nai 4 (Đắc Nông), Srepok 4, Srepok 4A (Đắc Lắc), kênh chuyển nước Phước Hòa (Bình Dương),  Nước Trong (Quảng Ngãi) ...

Các công trình do C47 đảm nhiệm thi công đều đảm bảo tốt yêu cầu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật và được các Bộ, Ban, Ngành đánh giá cao. Với kinh nghiệm thi công công trình cộng với những thành tích đã đạt được, trong những năm gần đây Công ty luôn được các chủ đầu tư tin tưởng và giao nhiệm vụ tham gia thi công các công trình lớn, có kỹ thuật phức tạp.

Chưa dừng lại, năm 2018, C47 cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án lớn như san lấp mặt bằng nhà máy lọc dầu Long Sơn (doanh thu dự kiến 1,800 tỷ đồng), đập thủy lợi Đồng Mít (doanh thu dự kiến đạt 2,000 tỷ đồng), đường hầm Quy Hòa (doanh thu dự kiến 1,000 tỷ đồng), thủy điện Ialy mở rộng…

Tại mảng thủy lợi, Công ty cho biết sẽ chính thức tham gia trở lại vào dự án thủy lợi Tân Mỹ với doanh thu ước đạt 2,500 tỷ đồng, thời gian tái khởi công theo kế hoạch vào quý 1/2018 sắp đến.

Về kết quả kinh doanh năm 2017, C47 khẳng định lãi ròng chắc chắn sẽ vượt xa chỉ tiêu đề ra tại ĐHĐCĐ 2017, được biết kế hoạch Công ty đưa ra là 1,320 tỷ đồng doanh thu và 24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đồng thời, Công ty cho biết sẽ cố gắng để đạt mức cổ tức hàng năm là 15% tiền mặt, dự kiến sẽ sớm tạm ứng cổ tức 10% cho năm 2017.

“Chi mạnh” cho máy móc thiết bị

Để có thể thực hiện được những dự án trọng điểm vừa nêu, một lợi thế cạnh tranh tại C47 phải nói đến chính là sự đầu tư mạnh vào máy móc thiết bị như máy đào, máy khoan, trạm trộn bê tông, trạm nghiền hay thiết bị công hầm, ... Qua quá trình trích lũy nhiều năm liền, tài sản cố định của Công ty đang có giá trị lớn và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn.

Tính đến thời điểm 30/09/2017, tổng tài sản Công ty đạt 2,310 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn chiếm 40% với 923 tỷ đồng. Riêng tài sản cố định đạt đến 844.5 tỷ đồng với nguyên giá ghi nhận hơn 1,518 tỷ đồng.

Bên cạnh Robot TBM, Công ty hiện đang sở hữu rất nhiều thiết bị đặc chủng, chuyên ngành, hiện đại, có công suất lớn như: Hệ thống các trạm trộn bê tông, trạm nghiền sàng, cần cẩu ô tô, xe trộn, máy đào, máy ủi, hệ thống băng tải… với tổng giá trị còn lại đạt 640 tỷ đồng.

Mặt khác, kể từ tháng 11/2017 Công ty cho biết đã áp dụng biện pháp khoán thiết bị và doanh thu, từ đó tiết giảm đáng kể chi phí. Hơn nữa, với dự án thủy lợi đập Tân Mỹ, Công ty sẽ tận dụng các thiết bị dùng tại thủy điện Trung Sơn, điều này sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả thi công công trình này.

Ngoài ra, C47 còn lên kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành như các bất động sản tại khu vực Bình Định, Phan Thiết, TPHCM (những tài sản này C47 đã tích lũy từ nhiều năm trước và đang ghi nhận giá gốc thấp hơn nhiều giá trị thực). Trong đó, ngoài thủy điện Văn Phong, C47 cũng đang lên kế hoạch thoái hơn 3 triệu cổ phiếu thủy điện Buôn Đôn (BSA).

Tựu trung lại, với lợi thế cạnh tranh độc quyền từ Robot TBM, những dự án lớn gối đầu và trang thiết bị được đầu tư chu tất, đi cùng với việc tích cực thoái vốn ngoài ngành, quyết toán dứt điểm những công trình lớn, C47 tin chắc rằng năm 2018 sẽ là một năm tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, tạo tiền đề mạnh mẽ cho những năm tiếp theo.

Thông tin thêm, theo bảng xếp hạng VNR500 năm 2017 do CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố mới đây, C47 một lần nữa lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây là lần thứ 10 liên tiếp Công ty đạt được danh hiệu này.

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...

MBS hé lộ kết quả kinh doanh quý 1 tăng ít nhất 30%

CEO MBS cho biết các chỉ tiêu kinh doanh quý 1 của Công ty đạt được khá tích cực với mức tăng trưởng tối thiểu 30% so với cùng kỳ năm trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98