Ả-rập Xê-út và Nga chẳng hề lo lắng về sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ

25/01/2018 09:44
25-01-2018 09:44:44+07:00

Ả-rập Xê-út và Nga chẳng hề lo lắng về sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ

Ả-rập Xê-út và Nga không hề "mất ngủ" vì sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ.

“Nhu cầu ngày càng gia tăng… Do đó, tôi không nghĩ chúng tôi nên tỏ ra lo lắng”, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, cho biết tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos.

Ông Al-Falih cho biết nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ đạt mức 120 triệu thùng trong vòng 25 năm kế tiếp. Và Nga cũng chẳng hề lo ngại gì.

“Chúng ta cần phải đáp ứng nhu cầu và dầu đá phiến chỉ là một trong những cách để đáp ứng thị trường”, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, cho hay.

Trước đó trong tháng 1/2018, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sự tăng trưởng bùng nổ của sản lượng dầu Mỹ sẽ giúp quốc gia này vượt mặt Ả-rập Xê-út trong năm nay, và đối đầu trực tiếp với Nga.

IEA – cơ quan theo dõi xu hướng của thị trường năng lượng ở những quốc gia giàu nhất trên thế giới – đã nâng dự báo về sản lượng dầu Mỹ lên mức kỷ lục 10.4 triệu thùng/ngày trong năm 2018.

Hoạt động xuất khẩu dầu đã tạo ra nguồn thu lớn cho Chính phủ của Ả-rập Xê-út và Nga trong nhiều năm qua.

Được biết, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã chung tay với các nhà sản xuất dầu bên ngoài – bao gồm cả  Nga – để cắt giảm sản lượng từ cuối năm 2016 trong một nỗ lực nhằm xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu – vốn đã ám ảnh thị trường dầu rất lâu rồi. Và hồi tháng 11/2017, họ đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm nay.

Cho đến nay, các quốc gia thành viên vẫn tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, nỗ lực của OPEC và một số nhà sản xuất dầu đang bị phá hoại bởi Mỹ. Theo IEA, mức tăng sản lượng của Mỹ trong năm 2017 bù đắp tới 60% sản lượng cắt giảm.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98