Cổ phiếu "vẽ chart" đẹp như tranh

11/01/2018 08:45
11-01-2018 08:45:45+07:00

Cổ phiếu "vẽ chart" đẹp như tranh

Trải qua một năm với bao thăng trầm, buồn có vui có, tăng trưởng có điều chỉnh cũng không ít. Song, thị trường vẫn ghi nhận nhiều cái tên có đồ thị (chart) giá chỉ một chiều đi lên, thậm chí mức tăng được tính bằng lần!

Cổ phiếu ”vẽ chart” đẹp như tranh.

Ngành thép lại một năm viên mãn

Đầu tiên phải nhắc đến ngành thép, mà đóng vai trò anh cả là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với bước giá nhiều năm gần đây tăng trưởng bền vững. Riêng năm 2017, mặc dù tỷ lệ tăng chỉ đạt 70% - không thuộc top của năm - song đồ thị giao dịch đơn vị này lại khá đẹp mắt với một đường đi lên đều đặn. Thanh khoản giao dịch cũng khá tích cực, trung bình có 4 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi phiên, mức tối đa ghi nhận hơn 13 triệu đơn vị được sang tay trong phiên 20/02.

Giao dịch cổ phiếu HPG một năm qua

Cổ phiếu tăng trưởng tốt một phần xuất phát từ kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp. Khi mà kết thúc năm 2017, HPG đã sản xuất 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016. Trong tổng sản lượng trên, thép xây dựng chiếm 2.2 triệu tấn, ống thép đóng góp 600,000 tấn và còn lại là tôn mạ kẽm. Đây là lần đầu tiên thép xây dựng Hòa Phát vượt mốc 2 triệu tấn/năm, tăng trưởng 20% so với năm 2016, vượt gần 10% kế hoạch năm 2017.

Động lực tăng trưởng của HPG còn đến từ thị trường ngành thép năm nay liên tục ghi nhận những tin tốt. Điểm lại có giá thép thế giới tiếp tục tăng do Trung Quốc đang dần đóng cửa các cơ sở sản xuất cũ gây ô nhiễm, hay sự cố cháy một nhà máy lớn của Công ty Thép Steel Plates Bengang (Trung Quốc) cũng đã đẩy giá thép cán nóng trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải tăng lên mức kỷ lục khi đạt 4,400 nhân dân tệ/tấn (tương đương 674.48 USD/tấn)… Cùng với đó, thị trường bất động sản ấm dần, nhu cầu xây dựng tăng cao cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng của ngành thép trong năm 2017.

Với những tăng trưởng toàn ngành kể trên, không chỉ riêng HPG, một đơn vị khác là Thép Nam Kim (NKG) cũng ghi nhận một đà tăng khá mượt, mặc dù mức tăng cũng chỉ dừng lại quanh mức 67%.

Giao dịch cổ phiếu NKG một năm qua

Được biết, 2017 là năm nền tảng của NKG trong chiến lược hoàn thành chuỗi sản xuất khép kín, nhằm tối thiểu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận. Công ty thời gian qua đã liên tục xây dựng nhà máy mới, gần đây nhất vào ngày 16/08, HĐQT NKG tiếp tục chủ trương đầu tư Nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim với tổng số vốn đầu tư 2,200 tỷ đồng.

Mặt khác, dù cũng từng có điều chỉnh nhẹ trước tin Mỹ cáo buột thép Việt đội lốt Trung Quốc, song phía Công ty cũng đã lên tiếng cho biết: “Hiện Nam Kim đã có nguồn hàng HRC ổn định được cung cấp bởi Formosa Việt Nam. Do vậy, quyết định này khi được áp dụng chính thức sẽ không ảnh hưởng đến Nam Kim”.

Thị trường bán lẻ tăng giá cùng những “chuyện tình đình đám”

Không kém cạnh, thị trường bán lẻ năm qua cũng gây nhiều cảm xúc cho giới đầu tư khi chứng kiến hai thương vụ sáp nhập đình đám.

11 tháng đầu năm 2017, MWG đạt doanh thu 58,964 tỷ đồng, tăng 49% và lợi nhuận sau thuế (LNST) 1,991 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm 2017 là doanh thu 63,280 tỷ đồng, LNST 2,200 tỷ đồng thì MWG đã thực hiện lần lượt 93% và 91% chỉ tiêu đề ra. Kế hoạch cho năm 2018, Công ty dự kiến doanh thu 2018 đạt 86,390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,603 tỷ đồng; tăng lần lượt 36% và 18% so với kế hoạch cùng kỳ.

Về độ phủ, tính đến cuối tháng 11/2017, MWG có 1,923 siêu thị đang phục vụ khách hàng, trong đó chuỗi Thế giới di động có 1,068 siêu thị, chuỗi Điện máy xanh có 607 siêu thị và Bách hóa xanh có 248 siêu thị.

Tháng 10/2017, Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) chính thức mua lại chuỗi điện máy Thế giới số Trần Anh (HNX: TAG) với 39 siêu thị tại nhiều tỉnh (thành) sau nhiều đồn đoán. Đây được xem là sự kiện lịch sử khi lần đầu tiên hai doanh nghiệp ngành điện máy về chung một mái nhà, và cũng là một quyết định sáng suốt đối với MWG trong chiến lược mở rộng thị phần, đặc biệt là khu vực miền Bắc.

Có thể chính luồng thông tin trên đã hỗ trợ cổ phiếu MWG củng cố thêm đà tăng. Chưa dừng lại, thương vụ mua lại chuỗi dược phẩm Phúc An Khang nhằm lấn sân sang ngành dược phẩm, cùng sự phát triển tương đối tốt của chuỗi cửa hàng hiện tại (Thegioididong, BachhoaXANH, DienmayXANH) đã đem về cho MWG gần 74% tỷ lệ tăng giá cổ phiếu, thanh khoản theo đó cũng dồi dào khi liên tục được khối ngoại “sang tay”.

Giao dịch cổ phiếu MWG một năm qua

Không lâu sau đó, thị trường bán lẻ lại tiếp tục đón nhận thông tin FPT Retail được chuyển nhượng 30% vốn cho Dragon Capital và VinaCapital. Đại diện FPT cho biết, Công ty đã hoàn tất việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại FPT Retail, tương đương 6 triệu cổ phiếu, cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital.

Theo đó, kết thúc năm 2017, cổ phiếu FPT đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân gần 63%, hiện đang giao dịch tại mức 61,000 đồng/cp (05/01/2018).

Giao dịch cổ phiếu FPT một năm qua

Ngoài ra, đà tăng cho cổ phiếu ngành bán lẻ này có lẽ còn xuất phát từ thông tin giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail và FPT Trading đã được rò rỉ những năm 2015-2016. Tính đến ngày 18/12/2017, sau hai lần thoái vốn thì FPT đã chính thức giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail và FPT Trading về dưới 50% vốn; lần lượt chỉ còn 47% và 48%.

Đồng thời, kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2017 cũng khả quan với doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất tương ứng đạt 39,319 tỷ đồng và 1,958 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2016, chỉ tiêu doanh thu tăng 10%, còn lợi nhuận tăng 13%. So với kế hoạch cả năm, chỉ tiêu doanh thu thực hiện được hơn 84%, còn lợi nhuận trước thuế gần 88%.

Cổ phiếu ngân hàng cũng có MBBACB tăng đẹp

Đâu chỉ HPG, NKG, MWG hay FPT, hưởng lợi từ ngành còn có cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Đúng với dự đoán của nhiều chuyên gia, năm 2017 thực sự là một năm thắng lợi của ngành ngân hàng trước lộ trình áp dụng Basel II theo dự thảo Ngân hàng Nhà nước, nghị quyết xử lý nợ xấu cùng làn sóng niêm yết góp phần minh bạch hóa hệ thống cũng như gia tăng lựa chọn đầu tư cho thị trường cổ phiếu. Cùng với biến động tăng của tỷ giá hay chỉ số tín dụng, nhiều đơn vị trong ngành đã ghi nhận những bước tăng giá đầy ấn tượng, trong đó có MBB.

Một cách bền bỉ, cổ phiếu MBB một năm qua tăng một mạch hơn 2 lần từ mức 12,618 đồng/cp (03/01/2017) lên mức 26,350 đồng/cp (05/01/2018). Thanh khoản cũng khá dồi dào với trung bình mỗi phiên có gần 3 triệu đơn vị được giao dịch, mức đỉnh hơn 11 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên 23/11/2017.

Giao dịch cổ phiếu MBB một năm qua

Chưa hết, trung tuần tháng 11 vừa qua thị trường còn khá bất ngờ khi nhà băng này cho biết đang nghiên cứu việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Trong khi trước đó, câu chuyện sáp nhập của PGBank đã gây ồn ào và kéo dài suốt vài năm nay khi không thống nhất được tỷ lệ sáp nhập với VietinBank (CTG). Đi cùng với kết quả kinh doanh 9 tháng ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu, cổ phiếu MBB có thể nói là làm vui lòng cổ đông nắm giữ trong năm 2017.

Và cổ phiếu ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu cũng trải qua một năm đầy thắng lợi với tỷ lệ tăng trung bình hơn 2 lần, từ mức 18,855 đồng/cp (03/01/2017) lên mức 38,800 đồng/cp (05/01/2018). Lượng giao dịch cũng dồi dào không kém, bình quân mỗi phiên có hơn 2 triệu cổ phiếu được sang tay, riêng phiên ngày 21/03/2017, con số này đạt hơn 10.6 triệu đơn vị.

Về ACB, điểm nóng trong năm qua có lẽ là việc được điểm tên trong 6 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chọn thực hiện việc thí điểm xử lý nợ xấu. Đồng thời, lãi trước thuế 9 tháng của ACB đạt hơn 2,000 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Hơn nữa, tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác tại ACB tính đến cuối quý 3/2017 tăng vọt lên 5,400 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2016 chỉ dừng tại 1,700 tỷ đồng.

Giao dịch cổ phiếu ACB một năm qua

Một đơn vị khác liên quan đến nhà băng cũng ghi nhận đồ thị giá đẹp mắt cả năm 2017 - Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS). Chốt phiên 05/01/2018, SHS đạt 21,300 đồng/cp, tăng hơn 5 lần so với con số 4,299 đồng/cp hồi đầu năm. Với mức tăng ấn tượng trên, SHS đã lọt vào top 10 tăng giá của năm 2017.

Doanh thu lũy kế 9 tháng năm 2017 của SHS đạt hơn 734.7 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước thuế lũy kế tính đến quý 3/2017 của SHS đã đạt 305.5 tỷ đồng, vượt 149% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm.

* Top 10 cổ phiếu niêm yết “phi nước đại” trong năm 2017

Vượt mặt CTCK Sài Gòn (SSI) để trở thành quán quân thị phần môi giới HNX quý 3/2017 với 14.05% giá trị giao dịch toàn thị trường (cao hơn 1.78% so với top thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết HNX quý 2/2017); xếp hạng 7 trên HSX với 5.82% giá trị giao dịch đã đẩy doanh thu từ hoạt động môi giới SHS đạt hơn 69 tỷ đồng (tăng 130% so cùng kỳ năm trước) là những thành tích đáng “gờm” của đơn vị ngàn tỷ này.

Giao dịch cổ phiếu SHS một năm qua

Song song với đó, lọt vào top tăng giá năm 2017 với phong thái “chậm mà chắc” còn có Chiếu xạ An Phú (HOSE: APC) ghi nhận tốc độ leo dốc gần 360%, tức tăng hơn 4.6 lần. Hiện, cổ phiếu APC đang giao dịch tại mức 83,000 đồng/cp (chốt phiên 05/01/2018).

Giao dịch cổ phiếu APC một năm qua

Tri Túc

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thanh khoản bứt phá, dòng tiền chảy vào cổ phiếu chứng khoán

VN-Index giảm hơn 100 điểm trong tuần 15 - 19/04 đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán hút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại mua ròng cổ chứng khoán, tự doanh bán ròng cổ ngân hàng

Trong khi tự doanh mua ròng FUEVFVND thì khối ngoại cũng bán ròng ở mức tương đương. Tự doanh bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng còn khối ngoại mua ròng nhóm chứng...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 22/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

22/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? 

Điểm lại những tin tức đáng chú ý cuối tuần vừa qua để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới: HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX; Môi giới tăng...

Cổ phiếu nào khiến VN-Index "nhuộm" sắc đỏ tuần qua?

Hai chỉ số thị trường ghi nhận tuần giao dịch 15-19/04/2024 không mấy tích cực. VN-Index giảm gần 8% so với cuối tuần giao dịch trước, về mức 1,174.85 điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98