Rút tiền ngân hàng ở Venezuela khó đến nhường nào?

18/01/2018 17:08
18-01-2018 17:08:20+07:00

Rút tiền ngân hàng ở Venezuela khó đến nhường nào?

4 giờ đồng hồ, 4 ngân hàng và rút được… 6 xu!

Đó là một ngày bình thường ở Caracas, thủ đô của nền kinh tế khốn khổ nhất thế giới – Venezuela.

Phần lớn các nước trên thế giới, việc đi rút tiền ở ngân hàng chỉ là chuyện vặt vãnh và đơn giản. Nhưng đối với hàng triệu người ở Venezuela, rút tiền ở ngân hàng thực sự rất phức tạp, tẻ nhạt và quái lạ hoặc đơn giản chỉ là bất khả thi.

Bà Stefano Pozzebon đã dọn đến đây từ 1 năm rưỡi trước để đưa tin về cuộc khủng hoảng kinh tế của quốc gia này với vai trò là phóng viên tự do. Bà biết là ở đây tình hình rất tệ, nhưng chưa bao giờ hình dung được là ngày nào cũng phải rất chật vật để hoàn thành những nhiệm vụ tưởng chừng là đơn giản nhất.

Khi Venezuela chìm sâu vào khủng hoảng, giá hàng hóa tăng vọt, và đồng nội tệ Venezuela – đồng Bolivar – gần như vô giá trị. Các siêu thị và ngân hàng ngày nào cũng chật ních người và lộn xộn kinh khủng. Liệu họ có mở cửa? Liệu họ có tiền hay thực phẩm? Tôi sẽ lấy được bao nhiêu? Đó là 3 câu hỏi mà những người đứng ở trước cổng nghĩ tới.

Lạm phát tăng quá mạnh – một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ lạm phát nước này khoảng 4,000% trong năm ngoái – đến mức thu nhập của mỗi người dân chẳng còn mua được gì.

Khi tác giả viết bài này, một đồng USD đổi được 191,000 đồng Bolivar, dựa theo tỷ giá chợ đen mà người dân thường sử dụng. (Chẳng ai tin vào tỷ giá chính thức cả, vì Chính phủ đã đánh mất niềm tin của người dân Venezuela)

Mới 1 năm trước, 1 USD đổi được 3,100 đồng Bolivar. Đồng Bolivar đã mất 98% giá trị kể từ đó.

Cơ quan quản lý ngân hàng của Venezuela nói với các ngân hàng số tiền mà các khách hàng có thể rút mỗi lần, dựa theo tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, Cơ quan này không hề công bố công khai con số trên.

Hồi tháng 8/2017, các phương tiện truyền thông Venezuela ghi nhận rằng Cơ quan quản lý ngân hàng đã thiết lập mức giới hạn là 10,000 Bolivar/người.

Khi đồng nội tệ ngày càng mất giá, bản thân các ngân hàng cũng rơi vào trạng thái hoảng loạn. Các khách hàng xếp từng hàng dài. Một số ngân hàng không cung cấp tiền mặt và chỉ cho phép giao dịch điện tử.

Rút được lượng Bolivar trị giá 1 đồng USD khó đến nhường nào?

Bà Stefano Pozzebon đã thử và thất bại.

Ngân hàng đầu tiên: Đứng chờ ít nhất là 1 giờ đồng hồ

Bà Pozzebon đi đến ngân hàng đầu tiên vào lúc 9h30 sáng. Hàng chục người đã xếp hàng dài ở trước cổng ngân hàng. Mọi người chờ rút tiền mặt cứ như thể người Mỹ xếp hàng mua vé số khi tiền thưởng Jackpot tăng vọt vậy.

Bên trong, 5 trụ ATM bị bỏ hoang – một dấu hiệu cho thấy chúng đã hết tiền. Phương án lựa chọn duy nhất là rút tiền từ quầy giao dịch. Bà nhanh chóng đếm được có 21 người đang xếp hàng, nhưng chỉ có một người thu ngân làm việc.

Người đàn ông ở cuối hàng nói với bà rằng: “Ai cũng phải chờ ít nhất 1 tiếng đồng hồ”.

Do đó, bà quyết định thử vận may ở chỗ khác.

Venezuela từng là một quốc gia giàu nhất khu vực Mỹ-Latinh, nhưng lại rơi vào tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng. Nhà lãnh đạo Hugo Chavez đã hứa sẽ khắc phục chênh lệch khổng lồ giữa giàu nghèo khi ông trở thành Tổng thống Venezuela hồi năm 1999.

Ông Chavez đẩy mạnh chi tiêu Chính phủ, cung cấp nhà ở và dịch vụ cho hàng triệu người dân nghèo. Tuy nhiên, những nhà phê bình và chuyên gia kinh tế cho biết rằng các khoản chi tiêu rất vô trách nghiệm và không bền vững.

Ông Chavez qua đời trong năm 2013 và người kế nhiệm Nicolas Maduro lên chức Tổng thống.

Venezuela chìm vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội sau đợt lao dốc của giá dầu năm 2014. Venezuela có dự trữ dầu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên trái đất, nhưng dầu cũng là nguồn thu duy nhất của quốc gia này. Chính sự quản lý sai lầm và tình trạng tham nhũng đã khiến hoạt động sản xuất dầu tụt dốc.

Để khắc phục vấn đề về lạm phát, Chính phủ Venezuela phải liên tục nâng lương tối thiểu mỗi tháng. Tuy nhiên, giá hàng hóa tăng nhanh hơn và đồng Bolivar ngày càng mất giá. Tình hình còn tồi tệ hơn trong dịp lễ.

Ngân hàng thứ hai: “Rất vô lý”

Bà Stefano Pozzebon đi qua một vài dãy nhà để tới ngân hàng thứ hai. Việc tìm được một ngân hàng ở gần đó là một điều vô cùng xa xỉ ở Caracas. Ở khu vực nông thôn của Venezuela, tiền mặt là vô cùng cần thiết và các ngân hàng lại cách nhau rất xa.

Tại ngân hàng thứ hai, các trụ ATM đã hết tiền trước đó, và lúc đó mới gần 10h sáng. Thất vọng là điều tất yếu. Chỉ có 10 người xếp hàng trước quầy thu ngân, do đó bà quyết định xếp hàng chờ.

Ông Gustavo Vasquez đứng cạnh bà. Ông Vasquez nói rằng ông chỉ cần 30,000 Bolivar (tương đương 18 xu Mỹ) để mua túi đồ hỗ trợ theo chương trình CLAP (CLAP bag): Gồm một túi thực phẩm và vật dụng trong toilet mà Chính phủ Venezuela cho người nghèo mỗi tháng với mức giá cực kỳ ưu đãi.

Gần đây, túi hỗ trợ này ngày càng bé lại hoặc đôi khi bị trì hoãn khi ngày càng nhiều người dân Venezuela rơi vào tình cảnh nghèo đói và Chính phủ nước này cũng cạn kiệt tiền để nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu.

Là một trong số nhiều người sống phụ thuộc vào túi hỗ trợ thực phẩm, ông Vasquez từng có một công việc toàn thời gian và cuộc sống yên ắng nhờ tiền hưu trí. Tuy nhiên, chính lạm phát cao ngất ngưỡng đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn với ông Vasquez và ông không thể sống khỏe chỉ nhờ vào thu nhập hưu trí của mình. Và các chương trình Chính phủ như CLAP giờ là phao cứu sinh cho ông và cả gia đình.

Những nhà phê bình cho rằng chương trình CLAP được sử dụng như một vũ khí chính trị của ông Maduro để buộc mọi người bỏ phiếu cho ông. Tuy nhiên, ông Vasquez không còn để tâm tới điều này. Ông chỉ muốn lấy tiền để có thể mua hàng hóa thiết yếu.

“Ở đây, họ chỉ cho phép bạn rút 5,000 mỗi ngày”, ông Vasquez nói với bà Stefano Pozzebon. “Vậy tôi nên làm gì? Mở tài khoản ở 6 ngân hàng khác nhau ư? Thật là vô lý!”.

Đến lượt bà Stefano Pozzebon, nhưng người thu ngân lại nói bà cần phải đưa ra một tấm séc để rút tiền và không cho bà sử dụng thẻ ghi nợ. Quá bực tức, bà Pozzebon rời khỏi ngân hàng thứ hai. Sau đó, bà ghé thêm 2 ngân hàng nữa, nhưng cũng phải “bó tay” và chạy về nhà lấy tấm séc rút tiền.

Sau đó, bà Pozzebon chờ thêm 4 tiếng nữa để rút được 6 xu.

Vào buổi chiều, bà quay lại ngân hàng đầu tiên để rút tiền.

Tốn thêm 1 tiếng để xếp hàng chờ trước khi đến lượt. Lúc đó, bà mới để ý những người đang xếp hàng vẫn bình tĩnh và lặng yên, như thể chẳng còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận.

Đến lúc 13h23, bà cuối cùng đưa tấm séc và lấy được 10,000 Bolivar (tương đương 6 xu) một cách đầy vất vả.

Yarmira de Motos, nhân viên thu ngân, thông báo với bà rằng mỗi sáng, quản lý ngân hàng sẽ thiết lập mức giới hạn rút tiền dựa trên số tiền họ nhận được từ Ngân hàng Trung ương Venezuela.

Vì lý do trên, một số ngân hàng có thể cho phép rút 5,000 Bolivar, 10,000 Bolivar hoặc thậm chí 30,000 Bolivar dựa trên tình hình ngày đó. Thực sự thì đây là một canh bạc.

Với 10,000 Bolivar trong tay, bà Pozzebon gặp một người bạn ở quán cà phê. Tuy nhiên, ly cappuccino của bà lại tốn tới 35,000 Bolivar.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma tuý: Tiền giao dịch ma túy trên 25.000 tỉ đồng

Để ngăn ngừa và triệt phá các vụ án ma túy lớn, Công an TP HCM triển khai nhiều giải pháp.

Vé số Vietlott lên cơn sốt khi giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng

Người dân tiếp tục đổ xô mua vé số Power 6/55 khi giá trị của giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng vào kỳ quay số ngày 26-3.

TPHCM tiêu hủy gần 3,500 sản phẩm hàng hóa giả mạo thương hiệu, không rõ nguồn gốc

Ngày 24/03, Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã giám sát thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa đối với...

Hàn Quốc: Nhà hàng và quán ăn được phép bán rượu theo ly từ tháng 4 năm nay

Bản sửa đổi liên quan đến việc sửa đổi nghị định thực thi giấy phép rượu tại Hàn Quốc đề xuất cho phép bán các loại rượu như soju, loại đồ uống có cồn chưng cất...

Nhiều vụ vi phạm hàng giả tại TP.HCM

Cửa hàng thiết bị gia dụng thông minh "Ông trùm nội trợ" tại quận Gò Vấp (TP HCM) kinh doanh 44 đơn vị sản phẩm hàng điện gia dụng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu...

Cảnh báo người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới

Bên cạnh thông tin 6 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch...

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Sở GD-ĐT TP HCM nói "đây là vấn đề lớn"

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thành lập đường dây nóng, tiếp nhận phản ánh, tổ xử lý đơn thư liên quan đến Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.

Luật hóa trách nhiệm của người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố gần đây quy định người nổi tiếng khi thực hiện quảng cáo sản phẩm phải chịu trách...

Sự thật bất ngờ về 'thịt bò Kobe thượng hạng' bán la liệt với giá siêu rẻ

Thịt bò Kobe vân cẩm thạch đậm vị tan mềm khi ăn hay bò Kobe thượng hạng về lô mới... là thông tin được rao bán la liệt trên "chợ mạng". Tiểu thương khẳng định "là...

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề xuất 2 phương án quy định về nồng độ cồn khi lái xe

Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đề xuất 2 phương án quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98