Vừa bước sang năm 2018, đồng USD đã xuống đáy 3 tháng

03/01/2018 08:00
03-01-2018 08:00:00+07:00

Vừa bước sang năm 2018, đồng USD đã xuống đáy 3 tháng

Đồng USD có một khởi đầu năm 2018 khá tệ khi chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 9/2017.

Trên thực tế, đồng bạc xanh đã mất giá trong phần lớn thời gian của năm 2017. Đồng tiền này suy yếu ngay cả khi xuất hiện những yếu tố thường tác động tích cực đến đồng USD như việc thông qua các đợt cắt giảm thuế và bức tranh kinh tế đầy lạc quan.

Trong năm 2017, chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – giảm gần 10%.

Tình trạng bất ổn chính trị xuất phát từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn và sự không chắc chắn về khả năng thực thi đề xuất thuế của Donald Trump đã đẩy đồng USD suy yếu trong năm ngoái.

Gần đây, các chuyên gia cho biết chính kỳ vọng mờ nhạt về tác động của đề xuất thuế tới nền kinh tế Mỹ, cùng với những yếu tố quốc tế đã khiến đồng bạc xanh tiếp tục trượt dốc.

“Mọi người đang dần chấp nhận ý tưởng cho rằng các đợt cắt giảm thuế sẽ nhấc bổng tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng sẽ không làm thay đổi tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Mỹ”, Marc Chandler, Trưởng Bộ phận Chiến lược Tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman, cho hay.

Đề xuất thuế mới sẽ cắt giảm mạnh thuế doanh nghiệp, đồng thời hạ mức thuế áp đặt lên nhiều cá nhân, đặc biệt là những người giàu có ở Mỹ. Tuy nhiên, các CEO cho biết họ không có kế hoạch để tuyển dụng thêm hoặc bạo tay chi tiêu chỉ vì cắt giảm thuế. Và các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng những người giàu có thường có xu hướng tiết kiệm và không chi tiêu khoảng tiền có thêm từ việc cắt giảm thuế.

Ngoài ra, một xu hướng rộng lớn trên toàn cầu cũng giáng một đòn nặng nề tới đồng USD trong năm 2017. Trong nhiều năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Mỹ được xem là một trong những điểm sáng nhất của nền kinh tế toàn cầu với tăng trưởng việc làm mạnh và kinh tế liên tục tăng trưởng mặc dù ở mức thấp.

Khi Mỹ còn đóng vai trò là động lực chính thúc đẩy sự hồi phục kinh tế trên toàn cầu, đồng USD đã nhảy vọt gần 13% trong năm 2014, 9% trong năm 2015 và thêm 3.5% trong năm 2016.

Giờ đây, thời thế đã thay đổi, những khu vực khác cũng bắt đầu tăng trưởng mạnh, và các đồng tiền của họ cũng bắt đầu hồi phục trở lại, qua đó tác động tiêu cực đến đồng USD sau đà leo dốc kéo dài vài năm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã ổn định trở lại. Nền kinh tế châu Âu cũng cho thấy các dấu hiệu của sự khởi sắc. Khu vực Mỹ Latin – đặc biệt là Brazil và Argentina – đang hồi phục trở lại sau khi chạm đáy trong những năm trước.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm ngoái dường như là ở mức cao nhất kể từ năm 2007 (vẫn còn phải chờ số liệu tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2017).

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, các ngân hàng trung ương, nhất là Anh và châu Âu, đang cố gắng bắt kịp với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bằng cách nâng lãi suất. Trong vài năm qua, Fed đã nhiều lần nâng lãi suất, trong khi những ngân hàng trung ương khác thì giữ nguyên chính sách hoặc đẩy lãi suất xuống mức âm. Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa các nước đã thúc đẩy đồng USD. Giờ thì chính sách tiền tệ ở các nước đang hội tụ về với nhau – một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng đồng bộ, qua đó cũng tác động tiêu cực đến giá đồng bạc xanh.

Về phần năm 2018, các chuyên gia cho biết đồng USD có thể tiếp tục suy yếu ngay cả khi nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tốt.

“Khi bạn nhìn từ quan điểm rộng hơn (tăng trưởng toàn cầu, lãi suất toàn cầu), bạn có thể nhận thấy đồng USD có thể suy yếu thêm”, Ihab Salib, Trưởng Bộ phận Tài sản thu nhập cố định quốc tế tại Federated Investors, cho hay.

Đề xuất thuế mới có thể tác động tiêu cực đến đồng USD. Nếu tầng lớp trung lưu Mỹ quyết định chi tiêu khoảng tiền mà họ nhận được từ việc cắt giảm thuế thiì họ gần như chắc chắn sẽ mua các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài như iPhone. Nếu xu hướng đó làm gia tăng hàng hóa nhập khẩu hơn là xuất khẩu thì đồng USD có thể suy yếu thêm.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín hiệu đáng ngại từ thị trường bất động sản Trung Quốc 

Dữ liệu mới nhất cho thấy lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn còn rất ảm đạm.

Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt kiện tụng yêu cầu bán tài sản để trả nợ

Với sự hỗ trợ chính sách của giới chức trách và nguồn vốn mới từ các ngân hàng, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang gượng dậy sau khi trải qua cao trào của...

Bộ Tài chính Mỹ còn ít tiền hơn 31 tỷ phú hàng đầu thế giới

Lượng tiền của Bộ Tài chính Mỹ đang rơi xuống mức nguy hiểm khi Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tiến tới thỏa thuận đình chỉ trần nợ.

Ngày càng ít cơ sở để các ngân hàng trung ương dừng tăng lãi suất

Việc lạm phát toàn cầu tiếp tục ở mức cao, thị trường lao động eo hẹp và kinh tế thế giới chống chịu tốt hơn kỳ vọng đã buộc các ngân hàng trung ương xem xét lại...

Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn chưa tới 39 tỷ đô tiền mặt

Tình hình tiền mặt và các khoản vay của Bộ Tài chính Mỹ đang rất hạn chế.

Những kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ tiến sát bờ vực vỡ nợ

Khách hàng của các ngân hàng đầu tư đang dồn dập đặt câu hỏi cho Phố Wall rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính Mỹ trong những tuần tới hết tiền mặt và phải thực...

EC “bật đèn xanh” cho thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse

EC đánh giá vụ ngân hàng UBS sát nhập với Credit Suisse không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường và ngân hàng này vẫn sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác...

Thế giới dư thừa container

Hoạt động sản xuất container giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt sau 2 năm bùng nổ. Số lượng container tồn đọng tại các cảng biển...

Cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục dù kinh tế chậm lại

Các công ty đa quốc gia chi trả kỷ lục gần 327 tỷ USD cổ tức trong quý I, nhờ sự hào phóng của ngành tài chính, dầu khí.

Meta Platforms chính thức thua trong cuộc chiến pháp lý với EC

Tòa sơ thẩm châu Âu khẳng định công ty Meta Platforms Ireland chưa chứng tỏ được rằng yêu cầu cung cấp các tài liệu được xác định theo từ khóa tìm kiếm là vượt quá...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98