Mậu Tuất 2018: Tiếp nối thành công, vững vàng tiến bước

15/02/2018 23:00
15-02-2018 23:00:00+07:00

Mậu Tuất 2018: Tiếp nối thành công, vững vàng tiến bước

Năm Đinh Dậu đã qua với những thành công ngoài mong đợi. Nay sắc xuân tưng bừng, người người nhà nhà nôn nao chờ đón năm Mậu Tuất với nhiều thành công, thuận lợi và vững vàng hơn năm trước.

2017 có thể được xem là năm kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam khi vượt kế hoạch tăng trưởng GDP và đạt 6.81%, mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Lần đầu tiên sau nhiều năm, cả 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu. GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53.5 triệu đồng, tương đương 2,385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Đó là kết quả của quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục trên 120,000 với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỷ đồng, đồng thời có trên 25,000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35.88 tỷ USD, tăng 44.4% so với cùng kỳ 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân đạt 17.5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đến nay. Vốn FDI tập trung ở 19 ngành, trong đó, kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 3.05 tỷ USD.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến chỉ số vượt đỉnh 9 năm đi kèm với khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở mức kỷ lục. Chỉ số VN-Index đạt 984.24 điểm, tăng 48% so với cuối năm 2016 - mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 116.86 điểm, tăng 45% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 3,360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74.6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.

Thị trường tài chính ngân hàng nói chung, chính sách tiền tệ nói riêng cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thị trường tiền tệ, lãi suất ổn định; tín dụng cải thiện, nhất là về chất lượng và hướng vào các lĩnh vực ưu tiên; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng mạnh; lợi nhuận của các ngân hàng cũng tích cực hơn song hành cùng tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh.

Năm qua, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam có bước tiến vượt bậc. Đặc biệt là đã tổ chức thành công Năm APEC 2017, vị thế và uy tín của Việt Nam đã được nâng lên một tầm mới. Việt Nam xếp hạng 68/190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh, tăng 14 bậc so với năm 2017 và tăng 30 bậc so với 2012. Năng lực cạnh tranh Việt Nam tăng 5 bậc trong năm 2017, đứng thứ 55/137 nước và tăng vọt 20 bậc so với 5 năm trước. Trước đó, theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Việt Nam đã từ vị trí 59/128 năm ngoái lên vị trí 47/127 nền kinh tế, tăng 12 bậc. Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số này trong số các nước có thu nhập trung bình thấp. Tháng 11 vừa qua, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.

Nền kinh tế Việt Nam đang bước sang năm 2018 với những yếu tố thuận lợi nhất định. Những dự báo khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2018, là tiền đề thúc đẩy gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh... được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt sẽ phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động đầu tư - kinh doanh. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ còn diễn ra mạnh mẽ và thuận lợi hơn từ năm 2018 trở đi nhờ những cải thiện mới về quy định pháp lý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, những quy định mới và việc áp dụng Basel II.

Song song đó, khó khăn thách thức với nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2017 cũng là một thách thức cho tăng trưởng 2018, nhất là trong bối cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu... Thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động bởi sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ. Lợi thế về lao động giá rẻ đang mất đi nhanh chóng do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Đối với thị trường tài chính, chứng khoán, có thể 2018 sẽ tiếp tục là năm cao điểm của quá trình IPO, thoái vốn Nhà nước và điều này là sức hút riêng của thị trường Việt Nam. Làn sóng niêm yết mới của các “ông lớn” và ngân hàng cũng sẽ thu hút dòng tiền tham gia thị trường. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán năm 2018 sẽ tiếp tục nhận được sự tham gia của dòng tiền, đặc biệt là dòng tiền khối ngoại. Và cũng trong năm này, dự kiến Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2018.

Nhưng khoan hãy bận tâm đến những kế hoạch mới, giờ đây là thời khắc chúng ta sum vầy bên gia đình để tiễn bước năm Đinh Dậu đã qua, chào đón những may mắn, lộc xuân của năm Mậu Tuất đang tràn về.

Nhân dịp khai bút đầu năm, Ban biên tập Vietstock kính gửi đến quý bạn đọc, quý đối tác, quý nhà đầu tư cùng các doanh nghiệp một năm mới HẠNH PHÚC – TÀI LỘC – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG!

BAN BIÊN TẬP VIETSTOCK





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98