"Phẫu thuật" việc Vinamed bán cổ phần Mediplast

25/03/2018 10:34
25-03-2018 10:34:31+07:00

"Phẫu thuật" việc Vinamed bán cổ phần Mediplast

Thanh tra Chính phủ ngày 22-3 đã công bố quyết định thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam - CTCP (Vinamed); việc thoái vốn nhà nước và sáp nhập Công ty CP Nhựa y tế (Mediplast) vào Vinamed.

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm rõ quá trình cổ phần hóa Vinamed, bán vốn nhà nước, nhận sáp nhập Mediplast, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2018.

Giá trị cổ phần Mediplast bị chuyển thành vốn điều lệ Vinamed

Theo quyết định trên, TTCP sẽ tiến hành thanh tra từ thời điểm Vinamed cổ phần hóa và khi sáp nhập Mediplast vào Vinamed.

Việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed gây nghi ngờ, làm thất thoát vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, xét báo cáo của Bộ Y tế về phản ánh, kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu - đại diện nhóm cổ đông Mediplast - cuối tháng 2-2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giao TTCP thanh tra quá trình cổ phần hóa Vinamed; việc thoái vốn nhà nước tại Mediplast, sáp nhập Mediplast vào Vinamed.

Trước đó, tháng 10-2017, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra, làm rõ phản ánh, kiến nghị về một số nội dung liên quan đến việc thoái vốn nhà nước, sáp nhập Mediplast vào Vinamed. Đến tháng 11-2017, báo cáo của Bộ Y tế gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho thấy Vinamed được Chính phủ phê duyệt cổ phần hóa năm 2015. Trong quá trình cổ phần hóa, Vinamed nắm giữ 792.700 cổ phần tại Mediplast (tương đương 48,04% vốn điều lệ của Mediplast). Khi Vinamed hoàn tất cổ phần hóa thì số cổ phần Mediplast đã được định giá, tính vào giá trị doanh nghiệp (DN), chuyển thành vốn điều lệ của Vinamed.

Về việc bà Lê Thị Minh Châu phản ánh Vinamed bán 750.000 cổ phần Mediplast không theo phương thức đấu giá, Thứ tưởng Bộ Y tế - ông Nguyễn Viết Tiến - cho biết đây là khoản đầu tư của Vinamed. Do đó, theo quy định của Luật DN, khi Vinamed là một công ty cổ phần thì có thẩm quyền bán tài sản (cổ phần Mediplast) có giá trị dưới 35% tổng tài sản của công ty được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất. Mặt khác, do giá trị của số cổ phần Mediplast đã được đưa vào vốn điều lệ Vinamed nên việc Vinamed bán cổ phần nắm giữ tại Mediplast không thuộc phạm vi quy định của Nghị định 91/2015 là bán vốn nhà nước phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai.

Nguy cơ thất thoát tài sản công

Thế nhưng, các cổ đông Mediplast lại cho rằng do nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ Vinamed nên 750.000 cổ phần Mediplast (tương ứng 45,5% vốn điều lệ Mediplast) mà Vinamed nắm giữ tương ứng 9,1% vốn nhà nước. Vì thế, việc Vinamed bán cổ phần Mediplast phải tuân thủ các quy định về quản lý vốn và sử dụng vốn nhà nước.

"Vinamed bán cổ phần Mediplast tức đã bán phần vốn của nhà nước nhưng không thẩm định giá, đấu giá công khai… có thể dẫn đến định giá thấp tài sản nhà nước, tiềm ẩn cá nhân trục lợi, gây thất thoát tài sản công" - bà Lê Thị Minh Châu lo ngại.

Theo luật sư Nguyễn Huy An (Văn phòng Luật sư Huy An, Hà Nội), do Vinamed có 20% vốn nhà nước, đồng thời sở hữu tương ứng 9,1% vốn nhà nước tại Mediplast nên mọi hoạt động chuyển nhượng cổ phần Mediplast phải tuân thủ các quy định, chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền (TTCP, Bộ Tài chính, Bộ Y tế…) thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, khoản 7, điều 5, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13) quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN phải minh bạch. Như thế, Vinamed bán 9,1% vốn nhà nước tại Mediplast mà không công khai thẩm định giá và tiến hành đấu giá là có dấu hiệu vi phạm Luật 69/2014/QH13 và Nghị định 91/2015 - bán vốn nhà nước phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai..

Luật sư Nguyễn Huy An đánh giá Vinamed và Mediplast là công ty đại chúng nên bên mua cổ phiếu Mediplast từ Vinamed phải thực hiện nghĩa vụ chào mua công khai. Bởi lẽ, theo quy định tại mục a, khoản 1 điều 32 Luật Chứng khoán, các trường hợp phải chào mua công khai là mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng...

"Để bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, người đại diện vốn nhà nước tại DN cần chủ động báo cáo, xin phép cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiên quyết yêu cầu và giám sát DN thực hiện khâu thẩm định giá, đấu giá công khai khi bán cổ phần nhà nước "- luật sư Nguyễn Huy An khuyến cáo.

Thâu tóm chớp nhoáng

Vinamed chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 1-2017 với số vốn điều lệ 88 tỉ đồng. Đến ngày 26-5-2017, đại hội cổ đông thường niên của Vinamed thông qua phương án "thâu tóm" Mediplast. Cùng ngày, đại hội cổ đông bất thường của Mediplast cũng thông qua phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed. Theo đó, các cổ đông nắm giữ 1 cổ phần Mediplast được chuyển đổi thành 3 cổ phần Vinamed. Sau sáp nhập, Vinamed dự kiến phát hành thêm 3.768.900 cổ phần (tương đương số vốn điều lệ tăng thêm là 37,68 tỉ đồng) để hoán đổi cổ phần Mediplast sang cổ phần Vinamed.

 

Sáp nhập đúng luật (?)

Theo ông Trịnh Văn Mạo, Tổng Giám đốc Vinamed, để sáp nhập Mediplast vào Vinamed, pháp luật quy định đại hội cổ đông của Vinamed lẫn Mediplast phải biểu quyết thông qua với tỉ lệ tối thiểu 65%. Do nhận thấy sự cấp thiết và lợi ích của việc sáp nhập nên tháng 4-2017, có đến 81,4% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông Mediplast và 79,55% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông Vinamed đồng ý sáp nhập. Như vậy, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed là đúng luật. 

Trong khi đó, bà Lê Thị Minh Châu hoài nghi bên mua 45,5% vốn điều lệ Mediplast là một nhóm cổ đông lớn của Vinamed. Từ đó, họ trở thành các nhóm cổ đông lớn nắm quyền chi phối cả hai công ty, quyết định thông qua phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed. 

Một phó chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng nếu các nhóm cổ đông cùng nắm giữ số lượng lớn cổ phần của cả hai công ty có sự đồng thuận thì việc xác định giá trị DN, giá trị cổ phần, biểu quyết phương án sáp nhập… sẽ do các nhóm cổ đông này quyết định.

Bài và ảnh: Thy Thơ

Người lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98