Các công ty "con, cháu" của ACV phân chia miếng bánh thị phần như thế nào?

05/04/2018 14:02
05-04-2018 14:02:13+07:00

Các công ty "con, cháu" của ACV phân chia miếng bánh thị phần như thế nào?

Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống chằng chịt những công ty “cháu”, công ty “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối.

Điểm mặt những sân sau

Năm 2012, Bộ trưởng GTVT quyết định thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không, với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước. Cho đến nay ACV đã trở thành siêu tổng công ty cổ phần khai thác các sân bay trong nước. ACV có 3 công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực sân bay Nội Bài. Đó là CTCP Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) – chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay; CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) – chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; và CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV) – chuyện cung cấp các dịch vụ liên quan tới hàng hóa hàng không.

Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống nhiều công ty “cháu”, “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối. Chẳng hạn, CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế góp vốn thành lập CTCP Logistics hàng không (ALS).

ALS chuyên lo các phần việc thủ tục, vận chuyển hàng hóa hàng không “ngon nhất” của ACV, với chủ lực là hàng hóa giá trị cao, như là hàng hóa của hãng điện tử Samsung. ALS lại tiếp tục góp vốn cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế thành lập CTCP Dịch vụ sân bay (ASG), chuyên lo thủ tục các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng của ACV và sân bay Nội Bài.

Đáng lưu ý, đến cấp công ty “cháu”, công ty “chắt” này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân. Tại ALS, hiện vốn của CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. Tới Công ty ASG, tỷ lệ sở hữu của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.

Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả, những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã “tự nhiên” rơi vào những doanh nghiệp về danh nghĩa thuộc ACV, nhưng thực tế lại là của một số cá nhân, hoặc doanh nghiệp ngoài ACV.

Những doanh nghiệp này mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực sân bay Nội Bài – một điều mà ngay các doanh nghiệp lớn khác không thể với tới. Chẳng hạn, Samsung dù đang chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã bị từ chối cho thuê diện tích tại sân bay Nội Bài để tự làm thủ tục hàng không cho hàng hóa của hãng. Samsung hiện vẫn phải thuê dịch vụ của ALS, công ty chỉ có hơn 10% vốn là của công ty con thuộc ACV.

 

ACV “nhường” đặc quyền cho các cá nhân như thế nào?

Ai cũng hiểu, khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như dịch vụ ở sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Do đó, dù mọi doanh nghiệp đều mong muốn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu.

ACV đã khéo léo tận dụng lợi thế này để biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi công ty thân hữu của mình. Một trong những ví dụ điển hình đó là CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS).

 HGS đang cung cấp và nắm khoảng 30% thị phần dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, với khoảng 350 – 400 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. HGS cũng nắm trong tay các hợp đồng cung cấp dịch vụ với các hãng bay hàng đầu thế giới như Emirates, Turkish Airlines, Malindo Airlines, Hainam Airlines…

Sau 2 năm thành lập, đến năm 2017, Bộ GTVT đồng ý để ACV thoái toàn bộ 20% cổ phần đang nắm giữ tại công ty này. Việc tham gia và sau đó là thoái vốn tại HGS của ACV dường như chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cho các cổ đông của HGS tiến vào và nắm được thị phần dịch vụ lớn nhất tại sân bay Nội Bài.

Cơ cấu cổ đông kiểu này còn xuất hiện tại CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV), doanh nghiệp mới thành lập năm 2011 và hiện nắm khoảng 40-45% thị phần dịch vụ tại sân bay Nội Bài. Cũng như tại CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn, doanh nghiệp hiện nắm thị phần dịch vụ khá lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất… và nhiều doanh nghiệp khác.

INFONET





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...

Tại sao "đại gia" mía đường SBT tạm dừng phương án phát hành thêm 148 triệu cp?

SBT cho rằng thị thường chứng khoán không thuận lợi và để bảo đảm lợi ích của cổ đông, Công ty quyết định tạm dừng phương án phát hành hơn 148 triệu cp ra công...

"Ế" hơn 60% cổ phiếu ESOP dù giá phát hành bằng 1/25 thị giá, IDP quyết không phân phối tiếp

CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) "ế" tới hơn 700 ngàn cp ESOP (chiếm 61.5% tổng số cổ phiếu phát hành), mặc dù được chào bán với giá ưu đãi 10,000 đồng/cp - thấp hơn...

Chứng khoán BOS muốn phát hành riêng lẻ 50 triệu cp gấp gần 8 lần thị giá 

Năm 2024, CTCP Chứng khoán BOS (UPCoM: ART) kỳ vọng sớm được các cơ quan chức năng khôi phục lại giao dịch chiều mua. Đồng thời, đề xuất tăng vốn điều lệ thêm 500...

Chứng khoán KAFI sắp tăng vốn lên 2,500 tỷ đồng

Ngày 13/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của CTCP chứng khoán KAFI (KAFI).

Bloomberg: HDBank cân nhắc đợt phát hành cổ phiếu trị giá 500 triệu USD

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HOSE: HDB) đang cân nhắc huy động 500 triệu USD thông qua phát hành cổ phiếu mới, theo nguồn tin từ Bloomberg.

Chứng khoán IVS sắp chào bán hơn 69 triệu cp, 75% vốn huy động dùng cho vay ký quỹ

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) (HNX: IVS) vừa thông qua phương án chào bán 69.35 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo...

PGBank chính thức tăng vốn sau hơn thập kỷ “nằm im”

Ngày 08/03/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có phản hồi về báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98