Đất đang sốt, 'bom' đang chờ?

19/04/2018 11:12
19-04-2018 11:12:53+07:00

Đất đang sốt, 'bom' đang chờ?

Cơn sốt đất lần này đã xuất hiện sờ sờ bong bóng: đất quận 9 có nơi cao hơn quận 2 (TP.HCM); có nơi tăng 2, 3 lần chỉ trong một vài tháng; mua - bán chủ yếu trong giới mua đi bán lại...

Người dân làm thủ tục nhà đất tại UBND quận 9, TP.HCM chiều 18-4 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bong bóng bất động sản đang tạo ra sự mua bán lòng vòng, khiến dòng vốn không chảy mạnh vào sản xuất, kinh doanh... Điều gì xảy ra khi "bom" nổ?

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết như thế khi trao đổi với Tuổi Trẻ trước những đợt sốt đất hiện nay ở Việt Nam.

Ông Du nói:

- Giá đất tăng nóng thời gian qua một phần đến từ tâm lý kỳ vọng về nền kinh tế khởi sắc, tăng trưởng tốt hơn trong tương lai, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ tâm lý đám đông, nhiều người thấy thị trường lên thì đổ xô đi mua tiếp.

* Hiện tượng "tâm lý đám đông" trong các cơn sốt được giải thích như thế nào, thưa ông?

- Sốt đất hay sốt chứng khoán cũng như nhau, đều xuất phát chung từ tâm lý "nghĩ". Khi thị trường đón những tin đồn về quy hoạch, họ cùng nghĩ giá đất sẽ lên nên đổ xô đi mua, nhu cầu tăng vọt dẫn đến giá đất lên thật.

Lúc này, họ lại thấy mình nhận định thị trường đúng nên tiếp tục đổ tiền đi mua nữa, người chưa mua được cũng tìm cách để mua vì cho rằng đất sẽ còn lên cao. Tâm lý dồn sóng này đến một lúc sẽ tạo ra bong bóng thị trường bất động sản, trong khi nhu cầu để ở lại không có.

TS Huỳnh Thế Du - Ảnh: TỰ TRUNG

Khi thị trường đạt đến mức giá nào đó, lúc này xuất hiện một tâm lý ngược lại, đổi chiều: giá cao quá, cần phải giảm. Cả thị trường hè nhau giảm thì đúng là giảm thật nhưng bán ra lại không có ai dám nhảy vào, vì còn kỳ vọng sẽ giảm thêm. Hệ lụy lớn nhất của các đợt sốt đất là sự chuyển đổi kỳ vọng.

Những cơn sốt đất đem đến những suất sinh lời rất lớn, có thể lên đến vài trăm phần trăm, trong khi kinh doanh buôn bán thông thường, mức sinh lời có được 20% đã là rất cao và đáng mơ ước.

Nhiều người bắt đầu lung lay với công việc hằng ngày của mình, nảy sinh tâm lý nếu tiếp tục tập trung vào hoạt động kinh doanh hiện tại, cứ cặm cụi may giày, nuôi cá hay lái taxi thì không biết khi nào đổi đời. Trong khi đó, nếu đầu tư mà thực ra là đầu cơ vào các tài sản như bất động sản thì lợi nhuận có được có thể là hàng trăm phần trăm.

Tâm lý nhìn người bên cạnh bỗng dưng giàu lên, buôn bán lời đến vài trăm phần trăm cũng khiến nhiều người sốt ruột. Thay vì tiếp tục tập trung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội, họ lại đi đầu cơ tài sản. Lúc này mọi người chỉ tập trung vào việc mua mua - bán bán, chứ không còn "chí thú làm ăn" như trước đây.

Trong các đợt sốt đất, hệ lụy lớn nhất là làm cho nền kinh tế bị trì trệ, sản xuất đình đốn vì con người bỏ bê hoạt động kinh doanh của mình, nảy sinh tâm lý ngôi mát ăn bát vàng.

Về nguyên lý thị trường sẽ có kẻ được người mất nhưng khi bong bóng bất động sản nổ thì hầu hết mọi người đều mất. Cơ hội được sở hữu một căn nhà để ở của nhiều người bị tước bỏ vì thu nhập của họ không tăng kịp độ tăng nóng của giá đất

TS Huỳnh Thế Du

 

Hàng ngàn người chọn mua và đặt tiền cọc dự án đất nền ở Đồng Nai ngày 14-4 - Ảnh: Kim Oanh

* Nhà nước có được gì trong những cơn sốt đất như vậy?

- Có thể trong các đợt sốt đất Nhà nước sẽ thu được một vài khoản thuế qua các giao dịch buôn bán bất động sản, nhưng khoản thu này không đủ để bù đắp những mất mát mà cơn sốt bất động sản gây ra cho bất ổn kinh tế vĩ mô.

Bong bóng bất động sản không chỉ đẩy giá đất lên mà còn cản trở hoạt động sản xuất kin+h doanh, vì giá cả mọi thứ đều trở nên đắt đỏ, lạm phát tăng, các chính sách an sinh xã hội bị ảnh hưởng... Đó là những hệ lụy mà không thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Thuế bất động sản hiện nay của Việt Nam cũng chưa theo kịp với những đợt tăng nóng của thị trường. Thuế bất động sản ở các nước có những hệ số, điều chỉnh đánh giá nhiều yếu tố... trong khi thuế đất ở Việt Nam được xem là khá lạc hậu.

Với những gì đang xảy ra, chúng ta có thể nghĩ đến một chu kỳ 10 năm bất ổn, từ năm 1979 đến nay của bong bóng bất động sản, ngân hàng.

Nhưng chung quy lại tất cả xuất phát từ lòng tham, hiệu ứng tâm lý đám đông mà điển hình nhất là vụ vỡ lở tiền ảo lừa 15.000 tỉ gần đây, thị trường đang bất chấp những lời cảnh báo, bỏ qua những nguyên tắc kinh doanh, lợi nhuận thông thường.

* Tại sao trong các cơn sốt đất, nhiều người vẫn lao vào dù đã có cảnh báo?

- Nhiều người thấy cơn sốt đất và hiểu hệ lụy của nó nhưng ai cũng nghĩ mình thông minh hơn, cơ hội luôn có miễn sao trước khi bong bóng thị trường nổ ra mà mình bán được thì vẫn có lời. Nhưng họ quên rằng mình đang ôm "bom", để nó nổ là chết và không ai đoán được khi nào bong bóng sẽ nổ.

Và mọi người cũng quên rằng thời điểm mình muốn đẩy "quả bom" đó đi thì cả thị trường ai cũng đang có "quả bom" này. Rất ít người thoát ra được.

* Theo ông, Nhà nước cần làm gì trước các cơn sốt đất?

- Từ phía cơ quan quản lý, công cụ về thuế là một trong những biện pháp để hạ nhiệt thị trường. Ngoài ra, từ các cơn sốt đất cũng cho thấy thị trường cần được cung cấp thông tin nhiều hơn.

Giá đất tăng cao một phần do chính quyền các địa phương và Nhà nước chưa làm tốt công tác quản lý và quy hoạch đô thị, người dân tiếp cận thông tin chưa đầy đủ.

Người dân cần được tiếp cận thông tin một cách minh bạch hơn, dễ dàng hơn để họ hiểu điều gì đang xảy ra, bình tâm trước các tin đồn.

Cuối cùng, cần phải kiểm soát dòng tiền, tín dụng chảy vào bất động sản, phần lớn khoản tiền đổ vào đây đều được đi vay.

Chúng ta đã có hành động nhưng cần quyết liệt hơn nữa, nếu không nợ xấu ở các ngân hàng khó mà giải quyết và nguồn lực không được dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự.

NHƯ BÌNH

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự án Thành phố Thông minh thông báo thi tuyển phương án kiến trúc công trình Tháp 108 tầng

CTCP Đầu tư Phát triển thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC), liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), phối hợp với Tạp chí Kiến...

Luật Đất đai 2024 có thể hiệu lực từ ngày 01/07, sớm hơn nửa năm

Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc gửi các bộ trưởng các bộ liên quan và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai Luật Đất...

Thấy gì qua việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam để chờ tăng giá kiếm lời

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đã có hơn 3 ngàn người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tính từ năm 2015 đến hết quý 3/2023. CBRE mới đây đưa ra số liệu 60% người...

Kiều bào Pháp đánh giá cao những thay đổi trong Luật Đất đai, Nhà ở

Kiều bào cho rằng những thay đổi trong Luật Đất đai, Nhà ở sẽ thu hút Việt kiều về mua nhà và đầu tư nhiều hơn, tạo cơ hội để các doanh nhân Việt kiều đóng góp...

Soi giá bán căn hộ chủ đầu tư ngoại

Thị trường căn hộ TPHCM năm 2023 ghi nhận nguồn cung sơ cấp chạm đáy 10 năm. Trong đó căn hộ phân khúc bình dân biến mất, căn hộ trung cấp hiếm hàng, còn căn hộ cao...

Chung cư, nhà phố Hà Nội nóng thật hay sốt ảo?

Cùng nóng về mức độ quan tâm, song nhà trong ngõ được nhiều người chốt cọc nhanh hơn chung cư.

Giá chung cư bị 'thổi phồng', lập tức giảm mạnh nếu có chủ trương này

Nguồn cung cạn kiệt trong khi cầu rất cao khiến giá chung cư tăng phi mã. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng nếu đẩy mạnh được các dự án mới, nhất là cải tạo...

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn NOXH trong 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi công 7 dự án và hoàn thành 979...

Soi quỹ đất của 10 ông lớn bất động sản khu công nghiệp

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp luôn là điểm sáng thời gian qua. Trong bối cảnh nguồn cung đất khu công nghiệp hạn chế nhưng nhu cầu lại cao, các ông “trùm”...

Vợ chồng thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng mất bao lâu mới mua được nhà ở xã hội?

Với mức giá 1 căn hộ nhà ở xã hội trung bình tại Hà Nội là 1,36 tỉ đồng, cặp vợ chồng có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng/người phải mất 3-4 năm mới đủ tiền đóng...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98