Nỗi lo tăng trưởng

12/04/2018 18:22
12-04-2018 18:22:10+07:00

Nỗi lo tăng trưởng

Mô hình tăng trưởng kinh tế quí sau cao hơn quí trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT). Cơ quan này cũng khẳng định rằng điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán.

Điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán. Ảnh: THÀNH HOA

Các cuộc họp bàn về biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đặt trong sự tăng trưởng của từng địa phương nay không còn là chuyện bàn theo kiểu “đến hẹn lại lên” nữa mà đi vào thực chất. Tại hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh tế do Chính phủ tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước, theo lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, cách làm hiện nay là đặt ra các kịch bản tăng trưởng từ đầu năm, cái nào có thể làm được, không làm được vì sao. Các địa phương cũng sẽ thông tin cho Chính phủ như thế để tìm hướng tháo gỡ.

Bộ trưởng Cường nhấn mạnh rằng: tăng trưởng GDP quí 1 năm nay đạt 7,38% là kết quả quí cao nhất trong vòng 10 năm nhưng không phải là việc dễ bằng lòng mà cần tìm ra những giải pháp để đối diện với nguy cơ, thách thức.

Trong báo cáo của Bộ KH-ĐT gửi lãnh đạo các địa phương, bộ tỏ ra e ngại và thận trọng khi cho rằng diễn biến tăng trưởng các quí trong năm 2018 có thể sẽ khác nhiều so với các năm trước, thậm chí tăng trưởng có thể giảm dần. Nguyên nhân được Bộ KH-ĐT dẫn ra: tăng trưởng GDP năm 2017 đã có sự bứt phá mạnh giữa các quí (quí sau cao hơn quí trước lần lượt là quí 4 cao hơn 0,27 điểm phần trăm, quí 3: 1,02 và quí 2: 1,21 điểm phần trăm) với nhân tố tác động chính là sự gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu của hai doanh nghiệp FDI là Samsung và Formosa. Trong khi đó, tăng trưởng quí 1-2017 ở một nền rất thấp, chỉ 5,15%. Còn điều kiện tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tương đối ổn định, chưa thấy những yếu tố mang tính bứt phá.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3-2018, Chính phủ cho biết đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2018 là 6,7% và 6,8% và đều dựa trên sự bứt phá của công nghiệp (chế biến, chế tạo) và xây dựng (trên nền tăng trưởng nhóm bất động sản).

Nhắc lại sự đóng góp của hai nhóm này trong kết quả tăng trưởng 2017, Bộ KH-ĐT nhắc lại các nhân tố đột phá hướng vào sản phẩm mới của Samsung Note 8 (đưa ra thị trường tháng 5-2017) hay Khu liên hợp thép Formosa đi vào sản xuất quy mô lớn (7-2017). Năm nay những yếu tố đột biến như trên không còn và nếu còn nó vẫn tác động rất mạnh đến tăng trưởng kinh tế cả nước và địa phương.

Samsung còn tác động mạnh đến tăng trưởng của địa phương nơi doanh nghiệp này đặt nhà máy. Con số tăng trưởng cao kỷ lục: GDP Bắc Ninh năm 2017 đạt 19,3% thuộc hàng cao nhất nước nhờ kỷ lục thu hút vốn đầu tư 3,5 tỉ đô la, đặc biệt là phần mở rộng dự án của Samsung. Vấn đề là năm 2018, mục tiêu tăng trưởng giảm xuống còn 11,5% cũng do không có yếu tố sản phẩm mới của Samsung nữa. Nhưng tăng đến đâu lại vẫn tùy thuộc vào tình hình sản xuất và xuất khẩu của Samsung. Ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, nói rằng mục tiêu tăng 11,5% dựa vào vai trò dẫn đầu của Samsung nếu họ tiếp tục duy trì sản lượng cao và xuất khẩu mạnh sang Mỹ và Trung Quốc.

Cũng trong cuộc họp hôm 30-3 với Chính phủ, ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nêu ra hàng loạt những khó khăn của tỉnh này trong việc thu ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Do lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống còn 0% từ năm 2018 theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA) dẫn đến nguy cơ ô tô từ ASEAN nhập về nhiều và lắp ráp ô tô của các hãng trên địa bàn tỉnh như Honda, Toyota sụt giảm mạnh. Năm 2017 sản lượng ô tô lắp ráp chỉ bằng 79,5% so với năm 2016. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ cấp bù số hụt thu ngân sách năm 2017 cho tỉnh này ở mức 5.000 tỉ đồng.

Điều đó cho thấy, sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế và sự trồi sụt thất thường của GDP trong ngắn hạn ngày càng phụ thuộc vào sức khỏe của một số doanh nghiệp FDI lớn, công nghệ chế biến chế tạo và xuất khẩu.

Lan Nhi

Thời báo kinh tế sài gòn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98