Đại biểu Quốc hội: Sẽ lỡ cơ hội nếu chần chừ làm đặc khu kinh tế

23/05/2018 06:41
23-05-2018 06:41:01+07:00

Đại biểu Quốc hội: Sẽ lỡ cơ hội nếu chần chừ làm đặc khu kinh tế

Ông Trần Anh Tuấn (Đại biểu TP HCM) cho rằng phải thí điểm xây dựng đặc khu, từ đó rút kinh nghiệm thay vì "bàn để đấy".

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội ngày 22/5, ông Trần Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế và phát triển TP HCM, Đại biểu Quốc hội đoàn TP HCM cho rằng "bắt buộc" phải lập đặc khu.

- Hôm nay Quốc hội thảo luận lần 2 về dự thảo Luật đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Quan điểm của ông thế nào về việc lập các đặc khu này?

- Nếu bàn quá nhiều mà không thực thi sẽ bị tắc, giống như các dự án phát triển về đô thị như metro. Ở nhiều nước, một đô thị chưa đến một triệu dân đã có hệ thống metro rồi. Giờ mình có đô thị 10 triệu dân mới bắt đầu làm. Thế là quá chậm! Chúng ta đi sau quá trình phát triển.

Vì thế, nếu cứ lấn cấn, bàn đi tính lại mãi thì sẽ mất đi cơ hội, nhất là khi thế giới hiện nay mang tính toàn cầu và xu hướng bảo hộ đang được đẩy lên. Ví dụ như Mỹ, chính quyền mới thực hiện chính sách bảo hộ rất nhiều. Khi đó, lãi suất có thể được đẩy lên, rồi trái phiếu trước kia họ mua, giờ họ bán ra để thu hút ngược đầu tư trở về, thúc đẩy kinh tế.

Dĩ nhiên phải có biện pháp quản lý tốt nhằm đảm bảo an toàn, an ninh quốc phòng. Nếu ngành nghề nào gây hại cho xã hội thì hạn chế, kiểm soát.

Ông Trần Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế và phát triển TP HCM. Ảnh: HT

- Theo ông, những chính sách đưa ra với 3 nơi thí điểm xây dựng đặc khu đã thực sự vượt trội?

- Trong quá trình phát triển chúng ta nên tôn trọng và xem xét phát triển những ngành, lĩnh vực thị trường cần, đòi hỏi. Tại sao các nước trong khu vực phát triển được mà mình không làm được? Phải đặt ra câu hỏi đó để xem yếu khâu nào: quản lý, hay thực hiện... để rồi hoàn thiện.

Chúng ta phải mạnh dạn đưa vào các cơ chế mới, ưu đãi cao để thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm. Nếu cứ cân nhắc, bàn hoài sẽ chậm mất nhiều cơ hội, và nền kinh tế sẽ tiếp tục bị thụt lùi so với các nước trong khu vực.

- Tính toán của nhà điều hành, cần hơn 1,5 triệu tỷ đồng để xây dựng 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Ông nghĩ sao về nguồn lực này?

- Dù số vốn cần bỏ để hình thành, phát triển 3 nơi sẽ thí điểm xây dựng đặc khu kinh tế lớn song nó có tính phân kỳ. Tuy nhiên, đây sẽ là những cực phát triển quan trọng, đòn bẩy tạo sức bật cho nền kinh tế tương lai nên số tiền trên lại không quá đắt. Đừng quá lo lắng, quan tâm về vốn đầu tư mà e ngại, chần chừ trong phát triển đặc khu kinh tế.

Trong quá trình xây dựng, cần quyết liệt thực thi ngay bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút đầu tư những ngành có tính lan toả, tạo đòn bẩy thành các cực phát triển mạnh, thúc đẩy nền sản xuất, kinh tế quốc gia. Đó là vấn đề chúng ta cần phải tổ chức thực hiện cho tốt.

Đồ hoạ: Tạ Lư.

- Khác với đề xuất trước đây, dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt lần này lại thiết kế chính quyền đặc khu phân theo 2 cấp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Ông nghĩ sao về sự thay đổi này?

- Việc xây dựng cơ chế tổ chức bộ máy chính quyền của các đặc khu cũng thuộc dạng cơ chế thí điểm. Vì thế khi xây dựng chính quyền, chúng ta phải xem xét tất cả các khía cạnh của các luật có liên quan như Luật Chính quyền địa phương mới, các luật liên quan đến ngân sách đầu tư công… Nếu quá vênh với các luật này sẽ không ổn cho quá trình quản lý.

Tôi cho rằng những thiết kế về tổ chức bộ máy chính quyền tại dự thảo khá thận trọng. Quá trình vận hành có thể sẽ phát sinh thì cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm để hoàn thiện, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Vậy theo ông cần phân cấp, phân quyền cho chính quyền đặc khu ra sao để quyết sách đưa ra thực sự vượt trội?

- Đó đúng là vấn đề đang bàn để làm sao cho trưởng đặc khu có thẩm quyền nhất định trong việc thu hút đầu tư, quyết định các quyết sách đầu tư phát triển đặc khu đó.

Dĩ nhiên, phải rất cân nhắc xem quyền hạn của trưởng đặc khu như thế nào, cơ chế phối hợp đối với đặc khu, với tỉnh, với các cơ quan chính quyền Trung ương ra sao. Song tôi nghĩ, Đảng, Nhà nước đã có những quyết sách rất kỹ trong quá trình tuyển chọn người đứng đầu và các cấp phó. Chúng ta cần tin tưởng quá trình bổ nhiệm người đứng đầu đặc khu. Khi đã chọn được người có tài, có đức, có tâm thì nên mạnh dạn phân cấp, phân quyền để họ có quyền chủ động đưa ra quyết sách giúp đặc khu đó phát triển.

Anh Minh

vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98