ĐHĐCĐ PVS: Lãnh đạo nói gì về việc chưa chuyển sang HOSE và tình hình thực hiện các dự án?

25/05/2018 09:40
25-05-2018 09:40:27+07:00

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ PVS: Lãnh đạo nói gì về việc chưa chuyển sang HOSE và tình hình thực hiện các dự án?

Tại ĐHĐCĐ thường niên của Tổng CTCP Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (PVS) diễn ra sáng 25/05, HĐQT đang trình cổ đông thông qua các chỉ tiêu của năm 2018 cũng như lý giải kết quả kinh doanh trong năm 2017 và vì sao chưa chuyển niêm yết sang HOSE như kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo PVS cho biết năm 2017 chưa thể hoàn thiện hồ sơ chuyển sàn niêm yết sang HOSE do vướng một số vấn đề.

Vì sao đặt kế hoạch lãi ròng 2018 giảm 28%?

Ban lãnh đạo PVS cho biết, năm 2018 mặc dù giá dầu thô đã tăng và duy trì quanh mức 65-70 USD/thùng, nhưng các dự báo về triển vọng hoạt động dầu khí trong nước và khu vực vẫn không có nhiều thuận lợi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước cũng như những diễn biến khó lường về chính sách kinh tế - chính trị toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của PVS. Tổng Công ty cũng gặp phải một số vấn đề nội tại trong mô hình và cách tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ không còn phù hợp với tình hình mới sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi ở những lĩnh vực từng được xem là truyền thống, giữ vai trò chủ đạo như tàu dịch vụ, căn cứ cảng dịch vụ, dịch vụ khảo sát... khiến Công ty đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Theo đó, PVS đặt mục tiêu năm 2018 với doanh thu hợp nhất 13,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 700 tỷ đồng và 560 tỷ đồng. So với năm 2017, doanh thu của PVS dự kiến giảm 42%, còn lợi nhuận sau thuế giảm hơn 28% so năm 2017. Cổ tức bằng tiền mặt 7%.

Trong khi đó, kết quả doanh thu hợp nhất thực hiện cả năm 2017 của toàn Tổng công ty đạt 22,368 tỷ đồng, vượt 72% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1,005 tỷ đồng, vượt 43% kế hoạch năm. Dù năm qua giá dầu bình quân quay lại mức 54 USD/thùng, tuy nhiên theo PVS bối cảnh thị trường dịch vụ dầu khí năm 2017 vẫn chưa có sự tiến triển, cả về khối lượng công việc lẫn giá dịch vụ.

Tổng giám đốc PVS chia sẻ, trong năm qua, hầu hết các dự án phát triển mỏ dầu khí biển trong và ngoài nước tiếp tục bị giãn, dừng triển khai dẫn đến khối lượng công việc giảm sút. Dịch vụ dầu khí biển (là khu vực dịch vụ chính của Tổng công ty) bị cạnh tranh khốc liệt, giảm nghiêm trọng theo cấp số nhân, về cả khối lượng công việc và giá trị dịch vụ. Với thực trạng có hoạt động thì lỗ ít, không hoạt động thì lỗ nhiều hoặc phá sản, nhiều công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước sẵn sàng chào phá giá, chấp nhận thực hiện dịch vụ với giá rất thấp hoặc hoạt động, vận hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện thiếu an toàn bất chấp các quy định hiện hành, để cắt giảm tối đa các chi phí, làm cho thị trường dịch vụ trong khu vực ngày càng hỗn loạn.

Cụ thể, giá dịch vụ của PVS chỉ thực hiện 30% so với thời điểm giá dầu 100 USD/thùng. Giá FSO cũng giảm từ 45-60%...

PVS cho biết để đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với định hướng đã đề ra, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Theo đó, Tổng công ty đang thực hiện Dự án Tàu phục vụ gần bờ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Hợp đồng bao gồm trách nhiệm đi kèm là cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu tại Cảng (Harbor) và Phao rót dầu không bến (SPM) theo yêu cầu của Khách hàng.

Đồng thời, hiện Tổng công ty cũng đang có Chi nhánh hoạt động tại Đà Nẵng, là khu vực có hoạt động dịch vụ du lịch và lữ hành sôi động. Để khai thác tối đa cơ sở vật chất, hạ tầng đã đầu tư tại Chi nhánh này, việc triển khai các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Du lịch là cần thiết nhằm tăng doanh thu và lợi ích cho Tổng công ty.

Với những hoạt động đó, PVS sẽ mở rộng ngành nghề kinh doanh là cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu, hoạt động du lịch, điều hành tour.

Việc phát hành gần 112 triệu cp sẽ tùy vào tình hình thực tế triển khai dự án Cá Rồng Đỏ

Ban lãnh đạo PVS cho biết, phương án tăng vốn điều lệ từ 4,467 tỷ đồng lên 5,896 tỷ đồng của PVS trong năm 2017 chưa thực hiện được nên sẽ chuyển sang năm 2018.

Theo đó, PVS dự kiến phát hành gần 112 triệu cp, tương ứng 25% vốn cho cổ đông hiện hữu và hơn 31 triệu cp để trả cổ tức tỷ lệ 7%. Mục đích của việc phát hành là huy động vốn để đầu tư dự án FPSO Cá Rồng Đỏ dưới hình thức đầu tư góp vốn liên doanh để thực hiện dự án và bổ sung vốn phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, đối với phương án phát hành gần 112 triệu cp thì sẽ tùy vào tình hình thực tế triển khai dự án Cá Rồng Đỏ. Còn cổ tức sẽ phát hành trong năm 2018.

Năm qua PVS cũng đã triển khai các thủ tục chuyển sàn niêm yết sang HOSE. Tuy nhiên đến thời điểm này chưa hoàn tất do một số vấn đề trong việc xử lý công nợ đối với các bên liên quan.

Thảo luận

Giá cước hiện tại của PVS là bao nhiêu? Tại sao giá dầu tăng mà giá cước lại giảm?

Giá cước không liên quan đến biến động giá dầu và theo quy định hợp đồng FSO Biển Đông. Giá cước hiện tại đối với thuê tàu trần khoảng 42,000 USD/ngày được quy định rõ trong hợp đồng và giảm dần.

Lợi nhuận chưa phân phối gần 120.3 triệu USD từ liên doanh FSO, FPSO được xử lý như thế nào?

Lợi nhuận chưa phân phối gần 120.3 triệu USD từ liên doanh FSO, FPSO sẽ sử dụng theo quy định thỏa thuận của cổ đông với các đối tác khác. Dự kiến năm 2018 sẽ lên kế hoạch phù hợp với thỏa thuận đã ký với cổ đông nước ngoài, đồng thời đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh. Khả năng sẽ phân chia lợi nhuận còn lại dưới hình thức chia cổ tức hoặc giảm vốn khoảng 68.50 triệu USD.

Nguyên nhân chính xác dừng dự án Cá Rồng Đỏ?

PVS là bên ký hợp đồng cung cấp FPSO cho khách hàng tại dự án này và theo khách hàng báo cho PVS biết thì dự án Cá Rồng Đỏ đã áp dụng tình trạng bất khả kháng. Theo đó, PVS đang thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi cũng như hợp đồng đã ký.

Tại sao PVS chưa chuyển sang sàn HOSE và nói rõ về tình hình vướng mắc công nợ?

Tại thời điểm PVS làm hồ sơ thì có một số công nợ quá hạn theo hợp đồng, nhưng do liên quan tới thỏa thuận lên sàn nên Tổng Công ty sẽ xử lý khi đủ điều kiện. Dự kiến, công tác thu hồi nợ sẽ được xử lý xong ngay trong quý 2, chậm nhất là quý 3 năm nay.

Tình trạng thua lỗ cụ thể tại một số đơn vị thành viên? Phải thu quá hạn?

Công nợ phải thu 379 tỷ đồng tập trung tại dịch vụ khai thác thăm dò, về mặt tuổi nợ là nợ quá hạn nhưng theo PVS đánh giá thì không phải là không có khả năng thu nợ.

Về chủ trương xử lý lỗ của các đơn vị như chi nhánh Đà Nẵng thì PVS đang chủ trương tăng nạo vét luồng lạch để tăng hàng hóa qua cảng và hy vọng có tiến triển. Còn liên doanh PTSC-CGGV thì sẽ xin chủ trương Tập đoàn giải thể vì về lâu dài không thể quay lại giá dầu như ngày xưa.

Tình hình FPSO Lam Sơn?

Mỏ này đang áp dụng giá tạm thời, hoạt động bình thường và khả năng tiếp tục hoạt động trong nhiều năm tới. Mỏ vẫn đang có nhiều hứa hẹn, giá tạm tính khoảng 50,000 USD/ngày, thấp hơn so với giá giai đoạn trước khá nhiều.

Vì sao chi phí quản lý khác tăng mạnh trong năm 2017?

Giai đoạn đó triển khai nhiều vấn đề liên quan dự án Cá Rồng Đỏ nên chi phí quản lý tăng. Bên cạnh đó PVS cũng tăng tập trung vào chi phí trích dự phòng tại một số đơn vị đang lỗ, còn chi phí quản lý hành chính thì tiết giảm.

Hợp đồng liên danh với Power Machine thực hiện dự án Long Phú 1 như thế nào? Trong trường hợp xấu nhất có ảnh hưởng tới tài chính PVS ra sao khi đã tạm ứng khoảng 1,000 tỷ từ PVN?

Do Nga bị cấm vận nên Power Machine bị ảnh hưởng tương đối nặng trong Dự án Long Phú 1 vì cung cấp vật tư, gói thiết bị… Hiện các hợp đồng mua sắm hàng hóa đó đang tìm giải pháp xử lý. Còn PVS thực hiện toàn bộ phần xây dựng dự án này, trong đó đã làm nền móng, cọc, nồi hơi… và vẫn đang tiếp tục phần việc của mình, được trả tiền theo từng mốc. PVN đã tạm ứng và vẫn đang tiếp tục triển khai.

Chính phủ cũng như PVN và các bên tính toán một số phương án như chuyển hình thức đầu tư, kế thừa... Các bên đã chi vào dự án này khá nhiều và đánh giá dự án sẽ tiếp tục chạy nhưng vẫn có những khó khăn như hiện nay và phải xử lý. PVS đã xây dựng các kịch bản và xây dựng rủi ro để không bị ảnh hưởng về tài chính.

Tiền mặt dồi dào có cần thiết phải phát hành cho dự án Cá Rồng Đỏ?

Tiền mặt khoảng 2,385 tỷ đồng tương đối ổn định để đảm bảo cân đối tài chính. Còn dự án Cá Rồng Đỏ cần khoảng 1,400 tỷ đầu tư dài hạn, đây là tiền mặt để đầu tư ngắn hạn nhằm đảm bảo tình hình tài chính cân đối. Vì thế dù có tiền nhưng vẫn phải tăng vốn cho dự án.

Hoàng Nguyên

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...

Chủ tịch HTV: Ngành xi măng 120 năm qua chưa bao giờ khó khăn về tiêu thụ như hiện nay

“Ngành xi măng trong hơn 120 năm qua chưa bao giờ khó khăn về công tác tiêu thụ như bây giờ, hầu hết đơn vị xi măng đang rất khó khăn và đa phần kinh doanh thua...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98