Làm gì để giữ mục tiêu tăng trưởng?

14/05/2018 06:14
14-05-2018 06:14:29+07:00

Làm gì để giữ mục tiêu tăng trưởng?

Ngay sau khi công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế quý I/2018, các tổ chức trong và ngoài nước đều dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra 6,7%.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo tích cực trong năm 2018.

Dự báo lạc quan

Cụ thể, trong báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2018 vừa được công bố, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng.

Trong đó với kịch bản thứ nhất, được cho là kịch bản lạc quan với mức tăng trưởng năm nay có thể đạt 6,83%. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, về mức lạm phát năm 2018 được nhận định là cũng không còn thấp như năm 2017, mà có thể ở mức 4,2%, cao hơn mục tiêu đề ra là 4%.

Lý giải về kịch bản này, PGS, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR kịch bản này nhiều khả năng sẽ xảy ra và mức tăng trưởng 6,83% có được nhờ quán tính tăng trưởng của năm trước, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng suất của Chính phủ.

Đặc biệt, hàng loạt chỉ số kinh tế có mức tăng trưởng vượt bậc như sản xuất công nghiệp tăng 11,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,7%, khu vực dịch vụ đạt mức tăng 6,7%... Và đặc biệt, sau nhiều năm chỉ tăng trưởng dưới 3%, thậm chí tăng trưởng âm như năm 2016 (-1,23%), khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 4,05%.

Về lạm phát, ông Nguyễn Đức Thành cho biết nguyên nhân là do các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu sẽ gây áp lực tăng lạm phát rất lớn.

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế thế giới, với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, nhóm nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) và khu vực ASEAN, dự báo sẽ tăng cao hơn năm 2017, cũng sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam.

Còn trong kịch bản thứ hai, Viện trưởng VEPR nhận định, với điều kiện thận trọng hơn của kinh tế thế giới và nội địa, tăng trưởng sẽ ở mức 6,49%, đạt xấp xỉ mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Với kịch bản này, do hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, nên lạm phát chỉ đạt mức 3,86%.

Ông Nguyễn Đức Thành lưu ý, xu hướng thắt chặt tiền tệ của Mỹ và EU cùng với xu hướng tăng giá năng lượng có thể làm cho đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá so với USD và Euro, đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên, góp phần gây áp lực cho lạm phát. Mặc dù vậy, việc đồng Việt Nam mất giá so với USD và Euro cũng giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này...

Chính vì vậy, để kiềm chế lạm phát, nhóm nghiên cứu VEPR kiến nghị, các cơ quan điều hành sẽ cần phải theo sát diễn biến giá cả trong nửa sau của năm.

Tương tự, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, GDP có thể tăng 7,1% trong năm 2018 và giảm xuống 6,8% vào năm 2019.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, được hỗ trợ bởi năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế Châu Á cũng như Việt Nam sẽ bứt phá trong năm 2018, và Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh nhất của khu vực.

“Tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi sự mở rộng mạnh mẽ lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu, gia tăng tiêu dùng nội địa, dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, cũng như cải thiện lĩnh vực nông nghiệp”, ông Eric Sidgwick nói.

ADB cũng đưa ra mức dự báo lạm phát trung bình năm nay là 3,7%, tăng lên so với mức 3,5% của năm ngoái và đạt 4% trong năm 2019 do sự gia tăng cầu nội địa và giá cả hàng hóa toàn cầu.

Ông Sidgwick đánh giá, sự tăng cường nỗ lực thu ngân sách trên mọi lĩnh vực của Chính phủ trong năm 2017 đã giúp kéo giảm nợ công xuống còn 61,3% GDP vào cuối năm 2017, từ 63,6% trong năm ngoái. Sự củng cố tài khóa cùng với lạm phát ở mức thấp sẽ tạo điều kiện tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô.

Đâu là nguyên nhân?

Vì sao các tổ chức trong và ngoài nước lại tin tưởng và đưa ra mức dự báo có gam mầu sáng về kinh tế Việt Nam 2018?

Theo phân tích của các chuyên gia, sự điều hành linh hoạt sát thực tế của các cấp các ngành, sự quyết liệt cắt giảm TTHC, ĐKKD bất hợp lý, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và nhiều chỉ đạo hết sức cụ thể từ Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ là nguyên nhân chính khiến các tổ chức tỏ ra lạc quan với tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018.

Đặc biệt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018, diễn ra sáng 3/5 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Kinh tế tháng 4 tiếp tục xu hướng tích cực.

Theo nhìn nhận của Thủ tướng, trong tháng 4 vừa qua, kinh tế-xã hội tiếp tục có xu hướng tích cực và toàn diện, tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin thị trường, của nhà đầu tư và nhân dân. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển. Sản xuất nông nghiệp ổn định.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 11,4%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 14%. Du lịch, dịch vụ phát triển mạnh. Lượng khách quốc tế đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng gần 30%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%. Xuất khẩu 4 tháng đạt gần 74 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Xuất siêu 3,39 tỷ USD.

Đặc biệt, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 11.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng số vốn đăng ký mới bổ sung trên 1,16 triệu tỷ đồng.

Những thông tin và con số kể trên đã tạo nên bức tranh khá ấn tượng của kinh tế Việt Nam.

Một tín hiệu tích cực nữa, đó là để tiếp tục đà tăng trưởng, Tổ công tác của Thủ tướng đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc rất cụ thể với doanh nghiệp, như gỡ bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49% cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng hạn chế, tiếp tục đốc thốc cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh tại các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

"Đây là con đường mà Chính phủ đã đang và sẽ tiếp tục làm tạo những cú hích, lực đẩy cho nền kinh tế". - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Vân Du

DĐDN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước 

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0.23% so với tháng trước. Tính chung quý 1 năm 2024, CPI tăng 3.77%...

GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5.66%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý...

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98