Muốn bán vốn tại VGC cao hơn thị giá, Bộ Xây dựng nói gì?

27/05/2018 08:48
27-05-2018 08:48:36+07:00

Muốn bán vốn tại VGC cao hơn thị giá, Bộ Xây dựng nói gì?

Trong Hội thảo Thoái vốn Nhà nước – Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Viglacera được tổ chức ngày 25/05, Ban lãnh đạo của Tổng CTCP Viglecera (VGC) và đại diện của cổ đông lớn Bộ Xây dựng đã có phần trao đổi về phương án thoái vốn đối với nhà đầu tư.

Hội thảo Thoái vốn Nhà nước - Cơ hội đầu tư Tổng CTCP Viglacera.

Theo kế hoạch thoái vốn, trong năm 2018, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thoái vốn tại VGC từ 53.97% xuống còn 36%.

Trong đợt thoái vốn này, hơn 80.5 triệu cổ phần Bộ Xây dựng đang nắm giữ sẽ được chào bán cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng phương thức khớp lệnh trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Giá thoái vốn là giá trần của ngày giao dịch, nhưng không thấp hơn mức 26,100 đồng/cp và không thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin.

Trong khi đó, chốt phiên 25/05, giá cổ phiếu VGC ở mức 24,300 đồng/cp, với khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên trong tháng 5 đạt hơn 2 triệu cp/phiên. Như vậy, Bộ Xây dựng đang lên phương án thoái vốn với giá cao hơn thị giá khoảng 10%.

Trước phương án thoái vốn thông qua khớp lệnh trên sàn với giá cao hơn thị giá này, nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngại về khả năng Bộ Xây dựng thoái vốn liệu có đạt như kế hoạch. Hay giá cổ phiếu có bị đẩy trần nhiều phiên liên tiếp không?

Đại diện của Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã tính toán kỹ khi lên phương án. Đối với những công ty niêm yết trên sàn HNX và HOSE có lượng cổ phiếu hàng ngày lớn và ổn định như VGC, Bộ tin rằng phương án khớp lệnh là phù hợp khi nền giá của cổ phiếu đã được hình thành thông qua cung-cầu trên thị trường. Vị đại diện này kỳ vọng lượng vốn chào bán sẽ được nhà đầu tư khớp mua trong thời gian ngắn nhất có thể, tương tự như trường hợp của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG), vốn Nhà nước được thoái hết chỉ sau một phiên với phương thức khớp lệnh.

Đại diện Bộ Xây dựng trả lời thắc mắc của nhà đầu tư.

Trong tình huống sau 60 ngày mà vẫn không thoái vốn xuống 36% như mong đợi, số cổ phần này sẽ được chuyển sang năm 2019 để thoái tiếp về 0%. Ban lãnh đạo của VGC cũng đã chia sẻ rằng phía HNX cũng có lo ngại tương tự và yêu cầu Công ty thực hiện vấn đề quan hệ nhà đầu tư tốt để xúc tiến thoái vốn trong thời gian ngắn nhất.

Với việc thoái vốn, Ban lãnh đạo của VGC kỳ vọng thị giá cổ phiếu sẽ tăng lên với tiềm năng trong dài hạn của Công ty. Hiện tại, VGC không có đối tác chiến lược do ngành nghề kinh doanh của Công ty khá đa dạng khiến nhiều đối tác khó đáp ứng được yêu cầu. Ban lãnh đạo cho biết sau đợt thoái vốn này, Công ty sẽ đặt vấn đề lại với một số đối tác nhằm cao khả năng hoạt động. Nhất là trong điều kiện thoái vốn sẽ khiến VGC hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư chiến lược khi năng lực quản trị của Công ty, hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty được cải thiện. Song song đó, yếu tố minh bạch trong hoạt động cũng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, phương án thoái vốn cũng có thể khiến VGC mất đi phần nào lợi thế về sản lượng tiêu thụ tại các công trình xây dựng có vốn Nhà nước cũng như các lợi thế liên quan tới bất động sản.

Trong quý 1/2018, VGC ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1,829.6 tỷ đồng và 147 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2018, Công ty đã thực hiện được 20% kế hoạch doanh thu và 15.5% kế hoạch lợi nhuận.

Chí Kiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhóm cổ đông Kaibuok Shipyard muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại SKG lên hơn 29%

Kaibuok Shipyard SDN.BHD - đơn vị có liên quan đến Tổng Giám đốc của CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) đã đăng ký mua 1 triệu cp SKG từ ngày...

Chủ tịch HQC muốn mua 2 triệu cp

Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã đăng ký mua 2 triệu cp HQC từ ngày 02-29/04/2024 với lý do phục...

Gom vào chưa đầy 3 tháng, Chủ tịch Chứng khoán Sen Vàng muốn bán hơn 60% vốn

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Sen Vàng (HOSE: GLS) vừa đăng ký bán hơn 60% vốn điều lệ của Công ty.

Ủy viên HĐQT Agimexpharm miệt mài đăng ký gom cổ phiếu 

Từ đầu tháng 12/2023, ông Phạm Uyên Nguyên - Ủy viên HĐQT CTCP Dược phẩm Agimexpharm (UPCoM: AGP) nhiều lần đăng ký mua 1 triệu cp AGP. Tuy nhiên, số lượng mua...

Lộ diện chủ nhân sang tay 145 triệu cp ACB trong phiên 22/03

Quỹ đầu tư có liên quan đến ông Võ Văn Hiệp - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) chính là chủ nhân sang tay 145 triệu cp ACB trong phiên 22/03 vừa...

Nhóm quỹ Bảo Việt trở thành cổ đông lớn của IJC

Ngày 25/03, Quỹ Đầu tư Giá trị Bảo Việt (BVIF) đã mua vào hơn 2.9 triệu cp IJC, qua đó đưa nhóm quỹ Bảo Việt trở thành cổ đông lớn của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ...

Người thân lãnh đạo Pomina tiếp tục bán cổ phiếu

Làn sóng thoái vốn của người thân lãnh đạo Pomina vẫn chưa dừng lại. Theo tiết lộ tại cuộc họp bất thường gần đây, việc bán ra cổ phiếu nhằm để trả nợ cho nhà cung...

Hai con trai Chủ tịch City Auto muốn bán gần 900 ngàn cp

Giá cổ phiếu giảm gần 7% từ đầu năm, 2 con trai ông Trần Ngọc Dân - Chủ tịch HĐQT CTCP City Auto (HOSE: CTF) muốn bán bớt tổng cộng hơn 876 ngàn cp CTF nhằm mục...

Cổ đông lớn HCI sang tay cổ phiếu cao hơn thị giá 10%?

Ngày 22/03/2024, bà Vũ Hoàng Yến - cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Xây dựng Hà Nội (UPCoM: HCI) - đã bán 265,792 cp HCI, với mục đích chuyển nhượng cổ phiếu.

Đã có hoán đổi ghế cổ đông lớn tại Cấp nước Thanh Hóa?

Ông Phạm Văn Tú đã mua gần 6.9 triệu cp của CTCP Cấp nước Thanh Hóa (UPCoM: THN), nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 21% và trở thành cổ đông lớn. Phía đối ứng khả năng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98