7 khu đất vàng giúp Trần Phú sống tốt dù thua lỗ ngành in

13/06/2018 08:29
13-06-2018 08:29:20+07:00

7 khu đất vàng giúp Trần Phú sống tốt dù thua lỗ ngành in

Công ty In Trần Phú đã có thời vàng son dưới thời ông Nguyễn Văn Dòng.

Hiện tại, với tình hình kinh doanh thua lỗ, liệu Công ty In Trần Phú có thể lội ngược dòng, lấy lại thời hoàng kim trong ngành in hay tiếp tục sống dựa vào đất vàng?

Đi qua thời vàng son, In Trần Phú lại khó khăn

Một cá nhân và 2 tổ chức đã đấu giá thành công toàn bộ hơn 5,6 triệu cổ phần (20% vốn) của công ty In Trần Phú với giá trung bình 11.900 đồng, cao hơn 100 đồng so với giá khởi điểm. Với cơn sốt cổ phiếu của mình, In Trần Phú đã đem về 67,4 tỉ đồng cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đại diện sở hữu vốn Nhà nước tại In Trần Phú). Cổ phiếu Trần Phú đang tạo sức hút rất lớn đối với giới đầu tư.

Trước phiên đấu giá, đã có 8 nhà đầu tư đăng ký tham gia với khối lượng đặt mua gấp hơn 2 lần chào bán. Trong đó nhà đầu tư đặt mua cao nhất là 4 triệu cổ phần. Mặc cho tình hình kinh doanh không tốt, cổ phiếu của Công ty in Trần Phú vẫn thu hút nhà đầu tư.

Trái với sức hút từ phiên đấu giá mới tổ chức, kết quả kinh doanh của In Trần Phú mấy năm gần đây liên tiếp giảm sút. Doanh thu của Công ty từ mức 409 tỉ đồng năm 2015 đã giảm liên tục, chỉ còn hơn 320 tỉ đồng năm 2017. Mức lợi nhuận khiêm tốn gần 9 tỉ đồng, đã giảm xuống mức lỗ gần 28 tỉ đồng vào năm 2017.

Tính đến hết năm 2017, Công ty có tổng tài sản là 406 tỉ đồng. Trong đó, hàng tồn kho là 89 tỉ, tài sản cố định 129,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây In Trần Phú dù kinh doanh trong ngành sa sút nhưng vẫn sống khá tốt nhờ những khu đất vàng.

Hiện Công ty này có 7 mảnh đất ở những vị trí trung tâm đang được Công ty khai thác và kinh doanh. Cụ thể, 6 lô đất tại TP.HCM với tổng diện tích trên 19.200 m2 sau khi cổ phần hóa xong. Đất ở đường Hai Bà Trưng, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Thi Sách, quận 1, và Nguyễn Tất Thành quận 4 hiện đang được khai thác cho thuê.

Sắp tới đây, lô đất tại Lê Thánh Tôn và Thi Sách sẽ được đưa vào khai thác xin giấy phép xây dựng bất động sản. Còn lại 2 lô đất Thủ Đức tại đường số 1 và Kha Vạn Cân di dời nhà máy in cũng đang đi vào khai thác. Đây là lý do vì sao các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm vì mong muốn khai thác quỹ đất của In Trần Phú đang sở hữu.

Trước thoái vốn nhà nước, cổ đông lớn nhất của In Trần Phú là Công ty Đầu tư Bất Động sản Phú Cường. Phú Cường là cổ đông chiến lược và sở hữu gần 39% của In Trần Phú khi công ty này cổ phần hóa cuối năm 2015. Công ty này cũng được biết đến là một thành viên của BRG Group, Tập đoàn chuyên đầu tư bất động sản, sân golf, khách sạn… do bà Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Từng dẫn đầu ngành in

Trần Phú là một Công ty In đã nhiều năm từng đứng đầu ngành in với quy mô Công ty lẫn công nghệ máy móc hiện đại. Ngược dòng thời gian, ở thời điểm những năm 2010, Công ty In Trần Phú có mức tăng trưởng rất cao và trở thành công ty trong nhóm dẫn đầu với doanh thu lên đến 435 tỉ đồng. Tại thời điểm đó, doanh nghiệp ngành in khó khăn nhưng In Trần Phú vẫn làm ăn khá tốt. Tất cả điều này có được nhờ vào sự dẫn dắt của ông Nguyễn Văn Dòng.

Năm 1987, Công ty In Trần Phú gần như đứng bên bờ vực phá sản vì không theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Ông Dòng lúc đó đang ở vị trí Phó giám đốc đã quyết liệt thay đổi bộ máy nhận sự và tất cả máy móc công nghệ cũng được thay thế. Năm 1992, một tờ báo in 4 màu đầu tiên xuất hiện đã gây xôn xao thị trường báo chí, vì lúc đó các tờ báo khác chỉ in được 1-2 màu. Trần Phú nổi lên như một hiện tượng và Công ty đã phải bỏ ra 1,2 triệu USD để nhập máy in 4 tờ màu tại Đức.

Thời điểm đó, cách giải quyết của ông Dòng được cho là táo bạo nhưng ông đã đúng vì sau đó kết quả mang lại hiệu quả quá mức kỳ vọng. Sau thành công của tời cuối tuần in 4 màu, Công ty tiếp tục nhận được hàng loạt các hợp đồng in từ niên giám điện thoại trang vàng cho đến tờ Heritage phát trên máy bay... Sau đó là các tạp chí giải trí, kinh doanh, kinh tế.

Công suất quá lớn, lượng in không đủ đơn hàng, 4 năm liên tiếp nhà máy phải nhập khẩu thêm máy in offset cuộn 4/2 và 2 máy in 4 tờ màu đầu tiên. Thậm chí, In Trần Phú còn đầu tư 4 triệu Euro và 7 triệu USD mua máy in cuộn cao cấp có sấy để in với tốc độ 40.000 tờ/giờ trên giấy couché, có độ in tinh xảo hơn, công suất cao gấp 10 lần so với máy in tờ rời và máy in tờ rời, máy đóng sách.

Trong thời điểm đó, ngành in chỉ tăng trưởng trung bình 10-12% thì Công ty tăng trưởng bình quân 20-25%/năm và nhiều năm sau đó. Mức vay vốn và hoàn vốn của Trần Phú còn được đặt ra sớm hơn theo quy định của nhà nước. Từ đó, lương của nhân viên Công ty cũng tăng nhiều. Đi qua thời ông Dòng, hiện Công ty In Trần Phú đang quay trở lại với những khó khăn như những năm 80 của thập kỷ trước, điều khác biệt duy nhất là sức hút từ đất.

Cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại

Qua thời vàng son, đến nay In Trần Phú đang bị cạnh tranh về giá gay gắt, khiến công ty trượt nhiều gói thầu lớn. Cũng phải nói thêm, thị trường ngành in Việt Nam hiện đang phát triển và cạnh tranh gay gắt, nhất là sự nhảy vào thị trường của một số doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể như, Thái Lan cũng đang nhòm ngó thị trường Việt Nam khi liên tục vào Việt Nam đầu tư. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan nên đầu tư vào ngành công nghiệp in ấn của Việt Nam, nhất là tại TP.HCM, sau khi Chính phủ Việt Nam cho phép người nước ngoài sở hữu 100% vốn trong ngành này.

Nhựa Thành Tín cũng đã bán 80% cổ phần cho Tập đoàn SCG của Thái Lan mặc dù đây là Tập đoàn lớn có doanh thu ngành bao bì nhựa lên tới 1.000 tỉ đồng. Doanh nghiệp Viễn Đông và Hoàng Hải cũng bán cho Tập đoàn châu Âu vì lo ngại cạnh tranh sau khi các doanh nghiệp ngoại ngành nhựa bao bì nhảy vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, công nghệ ngành này biến đổi liên tục. Mặc dù, In Trần Phú đã đầu tư liên tục máy móc công nghệ hiện đại ngành in trong nhiều năm nhưng chỉ sau vài năm, công nghệ thay đổi đã khiến thị trường và thị phần ngành in thay đổi theo. Những năm 2010, Công ty In Trần Phú liên tục đẫn đầu ngành in với máy móc công nghệ hiện đại nhất nhưng đến nay, công nghệ đã tiến xa hơn nên In Trần Phú tụt lại phía sau.

Một số công ty tư nhân đầu tư máy Heatset cuộn làm gia tăng thêm sức ép cạnh tranh với nhóm sản phẩm truyền thống là lịch block và tờ rơi siêu thị. Quan trọng nhất là các công ty in có vốn đầu tư nước ngoài tìm mọi cách để gia tăng thị phần ở các sản phẩm tem nhãn hàng hóa, vốn là thế mạnh của In Trần Phú.

Trước đó, báo cáo gửi các cổ đông về kết quả kinh doanh năm 2017, In Trần Phú cũng cho biết truyền thông mạng, đa phương tiện phát triển dẫn đến thị phần in trên giấy giảm mạnh. Sự cạnh tranh mạnh về giá giữa các nhà in với gía ngày càng giảm cũng khiến hoạt động của In Trần Phú gặp nhiều khó khăn.

In Trần Phú này càng thụt lùi trong khi các doanh nghiệp ngoại ngày càng tấn công thị trường Việt. Không chỉ Thái Lan, mà hiện nay một số nước khác trong đó có cả Nhật Bản và Singapore, Hà Lan, Đức, cũng đang chuẩn bị đầu tư mạnh vào thị trường Việt theo hình thức mua lại nhà máy, thành lập mới.

Các doanh nghiệp ngoại đã bắt đầu nhận ra được tiềm năng lớn từ ngành in Việt. Từ đó có thể khẳng định tính đến thời điểm hiện tại đã có đến 70% doanh nghiệp in ấn đang hoạt động tại thị trường Việt là các đơn vị đến từ nước ngoài hoặc đầu tư hoặc hợp tác với các công ty Việt Nam, đại diện Lãnh sự quán Thái Lan chia sẻ. Công ty Gift by Design của Hàn Quốc đã đầu tư nhà máy tại Quảng Nam.

THANH HƯƠNG

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98