Áo mới “one Coteccons” sẽ ra sao?

04/06/2018 09:05
04-06-2018 09:05:13+07:00

Áo mới “one Coteccons” sẽ ra sao?

Tại ĐHĐCĐ thường niên cuối tuần qua của Coteccons, điều khiến cổ đông nhắc đến nhiều nhất ngoài việc đi xuống của giá cổ phiếu thì vấn đề sáp nhập Coteccons thành một thể thống nhất “one Coteccons” cũng được cổ đông quan tâm nhằm tránh những xung đột lợi ích liên quan, để hoạt động kinh doanh được minh bạch hơn và không có rủi ro về tài chính.

* ĐHĐCĐ Coteccons: Những trăn trở của Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và đề xuất sáp nhập các công ty con

“Cái áo đã chật...”

Nguồn cơn có lẽ đến từ nghi ngại của cổ đông khi thắc mắc rằng Chủ tịch Nguyễn Bá Dương có tâm huyết với Công ty hay không khi tỷ lệ nắm giữ khá ít chỉ 4.9% và nghi ngại có những công ty “sân sau”. Rồi tới những thông tin về sự lục đục của nội bộ Coteccons khi một Phó Tổng giám đốc tách ra lập công ty riêng cạnh tranh trực diện với Coteccons, những đồn đoán về sự ra đi cổ đông lớn Kusto...

Trước những chất vấn dồn dập, người cầm trịch khó tránh khỏi những bức xúc và cũng không ít lần lạc giọng nhưng vẫn chia sẻ rất thẳng thắn không né tránh. Trong đó, vấn đề nhạy cảm nhất là sự ra đi của nhân sự cấp cao, ông Dương khẳng định không ảnh hưởng đến hoạt động của Coteccons như nhiều đồn đoán và qua chuyện này, Công ty có thể thanh lọc được đội ngũ nhân sự tốt hơn.

Cũng phải thấy rằng việc chảy máu chất xám là điều khá bất ngờ khi từ trước đến nay, Coteccons được biết đến là Công ty có chế độ đãi ngộ rất tốt với nhân viên. Còn nhớ ĐHĐCĐ nhiều năm trước, ông Dương từng nêu cao tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự và ông khẳng khái rằng: “Những anh em theo tôi thì không bao giờ thiệt thòi, nếu tôi kiếm được 10 đồng thì anh em cũng được 7 đồng”.

Thành viên HĐQT Nguyễn Quốc Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu) cũng thừa nhận Coteccons có chế độ đãi ngộ rất tốt, nhưng chi phí tiền lương của toàn bộ máy chỉ chiếm 6.5% tổng doanh thu, trong đó chi phí cho bộ máy quản lý chiếm 1.6% tổng doanh thu, là tỷ lệ rất cạnh tranh trong ngành xây dựng. Thêm vào đó, trong hoạt động kinh doanh, Coteccons không vay nợ ngân hàng; nợ khó đòi chỉ có 200 tỷ đồng, là con số lý tưởng so với các đơn vị cùng ngành; giá chào thầu luôn cao hơn các đơn vị khác từ 3-5%, nhưng Coteccons vẫn chiếm được các hợp đồng giá trị lớn và các chủ đầu tư vẫn lựa chọn làm các công trình sau. Đó đều là những ưu thế lớn ở Coteccons.

Riêng về bản thân, ông Dương khẳng định: “Coteccons là nguồn sống của tôi, tôi muốn Coteccons phát triển!”. Đó là định hướng sáp nhập các đơn vị mà hiện Coteccons không nắm giữ cổ phần chi phối để làm được cán dự án lớn, bởi theo ông, chưa bao giờ Coteccons có các công ty vệ tinh tốt như vậy, hoạt động theo hệ thống, tài chính sạch. “Cái áo đã chật thì chúng ta phải nghĩ đến cái mới, thay đổi để tăng lên” – ông ví von. Và đặc biệt, ông Dương tiết lộ Coteccons có nhiều kế hoạch phát triển chứ không riêng dựa vào lĩnh vực xây dựng.

Sau những chia sẻ thẳng thắn của ông Dương, Đại hội của Coteccons tiến tới đồng thuận không chỉ tăng cổ tức năm 2017 thêm 20% lên 50%, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng từ 1,400 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng, mà còn chốt được việc sáp nhập các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, để đúng luật cũng như có những kế hoạch chi tiết hơn về việc sáp nhập này, sẽ phải được bàn tại một Đại hội gần đây nhất.

Với số dư tiền mặt khá lớn hơn 3,311 tỷ đồng, ngoài ra còn có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 2,479 tỷ đồng thì việc sáp nhập của Coteccons có lẽ không phải là điều khó, vấn đề là làm sao đảm bảo được lợi ích cho cổ đông cũng như của Công ty mà đại diện cổ đông lớn Kusto đã chia sẻ tại Đại hội.

“One Coteccons” thêm những gương mặt nào?

Coteccons hiện có 2 công ty con chi phối hoàn toàn 100% vốn là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons và Công ty TNHH Convestcons.

Trong đó, Unicons được thành lập năm 2006 với ngành nghề chính là xây dựng. Vốn điều lệ của Unicons vỏn vẹn 94.5 tỷ đồng nhưng hoạt động kinh doanh khá hiệu quả với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. Đặc biệt, năm 2017, Unicons mang về doanh thu tới 7,778 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 451 tỷ đồng. Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2017 ở mức 3,260 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1,055 tỷ đồng.

Ngược lại, Convestcons là gương mặt khá mới khi vừa được thành lập vào giữa năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 26 tỷ đồng, sau đó tăng đột biến lên 1,872 tỷ đồng. Nhiệm vụ chính của Convestcons là nghiên cứu và thực hiện các hoạt động đầu tư cho Coteccons.

Ngoài hai đơn vị trên, Coteccons còn có 4 đơn vị liên kết là CTCP Thương mại Quảng Trọng (nắm 36% cổ phần), CTCP Đầu tư Hiteccons (31%), CTCP Đầu tư Hạ tầng FCC (35%) và CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons (14.87%).

Mạng lưới các công ty vệ tinh của Coteccons

Thương mại Quảng Trọng được thành lập năm 2007 với người đại diện theo pháp luật là ông Từ Đại Phúc (cũng chính là Phó Tổng giám đốc Coteccons). Công ty này chuyên kinh doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ quản lý dự án.

Hiteccons là gương mặt mới toanh khi được thành lập tháng 10/2017, cũng kinh doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ xây dựng. Đồng thời, Phó Tổng của Coteccons Trần Văn Chính cũng chính là người đại diện theo pháp luật của Hiteccons.

Đối với Đầu tư Hạ tầng FCC, được thành lập 2014, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Mục tiêu ban đầu của Hạ tầng FCC chính là thực hiện dự án BOT xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Phủ Lý do liên danh Coteccons, Fecon (FCN, nắm 40% vốn) và Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1, nắm 25% vốn). Tuy nhiên, Fecon đã quyết định thoái vốn tại FCC trong năm 2017.

Những đơn vị trên có khá ít thông tin về tình hình kinh doanh trong thời gian qua, nhưng riêng Ricons có lẽ là gương mặt sáng giá nhất và có khá nhiều điều để nói.

Ricons được thành lập năm 2004, với hoạt động kinh doanh chính ban đầu là đầu tư các dự án bất động sản, nhưng 2008, Công ty đã mở rộng sang xây lắp. Gần đây, Ricons đang nghiên cứu tái khởi động lại hoạt động môi giới bất động sản và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Sau đợt phát hành hồi đầu năm 2018 cho các đối tác chiến lược như Dragon Capital, VinaCapital, SSIAM, Havana và Daiwa Investment, vốn điều lệ của Ricons được tăng lên 305 tỷ đồng. Như vậy, cơ cấu cổ đông lớn của Ricons hiện nay ngoài Coteccons thì còn có bà Hà Tiểu Anh sở hữu 13.74%, Chủ tịch Trần Quang Quân (cũng là Phó Tổng Coteccons) nắm 6.05%, bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc 7.38% và quỹ Rewas Holdings Limited nắm 7.54% vốn.

Ricons đã hình thành cơ bản chuỗi giá trị từ vật liệu xây dựng, cơ khí, tư vấn, thiết kế, xây lắp cho tới môi giới mua bán, cho thuê bất động sản (Rihome) và dịch vụ quản lý bất động sản (Risa). Theo kế hoạch, đầu năm sau, Ricons sẽ khởi công dự án căn hộ cao tầng đầu tiên quy mô vừa tại TPHCM do Công ty làm chủ đầu tư.

Về nhân sự, số lượng nhân viên của Ricons cũng tăng khá nhanh khi năm 2016 chỉ hơn 600 người thì sang năm 2017 tăng lên 729 người và tại thời điểm tháng 3/2018, con số này tăng lên 940 người.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2017, Ricons mang về doanh thu 6,562 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế 287 tỷ đồng, tăng gần 50%; tương ứng EPS tới 17,995 đồng, cao hơn rất nhiều so mức 10,078 đồng năm 2016. Tổng tài sản cuối năm 2017 ở con số 2,616 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 676 tỷ đồng. Ricons cũng có tài chính khá lành mạnh khi không hề phát sinh vay nợ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2017 là 287 tỷ đồng.

Năm 2018, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hơn của ngành xây dựng, Ricons đặt mục tiêu doanh thu thuần là 8,550 tỷ đồng, tăng tưởng 30% và lợi nhuận sau thuế đạt 375 tỷ đồng, tăng gần 31% so với năm trước. Cổ tức tiền mặt tiếp tục duy trì ở mức 30%. Riêng trong quý 1/2018, Ricons thực hiện được gần ngàn tỷ doanh thu, tăng mạnh 47% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế mang về 37 tỷ đồng, cũng tăng 50%.

Đặc biệt, ĐHĐCĐ của Ricons hồi tháng 4/2018 đã quyết định sẽ đưa cổ phiếu lên sàn HOSE trong năm nay. Còn với kế hoạch M&A, lãnh đạo Ricons cho biết có nhiều đơn vị mời chào nên Công ty đang xem xét các cơ hội M&A và lựa chọn thời điểm thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Nghĩa là hai bên dường như cũng đã có được sự đồng thuận sáp nhập vào nhau.

Theo ông Dương, nếu sáp nhập tất cả các công ty thành viên thì Coteccons sẽ trở thành một tập đoàn tư nhân lớn, tầm nhìn đến năm 2020 doanh thu đạt 3 tỷ USD, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 1,000 tỷ đồng.

Hoàng Nguyên

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...

Bidiphar lên kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng, tiếp tục chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại

Công ty sản xuất thuốc ung thư duy nhất trên sàn DBD tiếp tục tiến trình chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại, kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng.

Chứng khoán Rồng Việt báo lãi trước thuế 138 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 78% so với cùng kỳ

CTCP Chứng khoán Rồng Việt vừa công bố kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2024 với doanh thu đạt 283.7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 138.1 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98