Bảo hộ ngành đường đến bao giờ?

22/06/2018 10:07
22-06-2018 10:07:49+07:00

Bảo hộ ngành đường đến bao giờ?

Giá đường trắng trên thị trường thế giới giao kỳ hạn tháng 8 vào ngày 12-6-2018 có giá 351 đô la Mỹ/tấn theo bản tin của CNBC. Mức giá này được cho là khá cao so với những tuần trước nhờ thông tin Philippines sẽ nhập khẩu 200.000 tấn đường để bù đắp nhu cầu nội địa. Trong khi ấy nguồn cung đường từ Ấn Độ vẫn đang khiến giá đường quốc tế thất thường. Năm nay sản lượng đường sản xuất của Ấn Độ vượt nhu cầu nội địa rất xa.

Giá đường nêu trên tính ra tiền đồng tương đương 8.000 đồng/ki lô gam và còn cao hơn giá thành sản xuất đường của quốc gia gần Việt Nam là Thái Lan. Đường lậu vào Việt Nam ước tính khoảng nửa triệu tấn/năm chủ yếu từ Thái Lan - theo Hiệp hội Mía đường. Và cho dù đầu tháng 6 vừa qua Chính phủ đã đồng ý lùi thời hạn thực hiện hiệp định ATIGA sang năm 2020 thay vì năm 2018 với ngành đường, thì câu chuyện của ngành mía đường trong nước vẫn còn nguyên đó, khó có thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề là giá thành sản xuất đường của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung quá cao, khiến mặt hàng này không thể cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.

Đại diện của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết đường Thái Lan vào Việt Nam chỉ cần bán 8.000-8.500 đồng/ki lô gam là có lời, trong khi giá thành sản xuất của nhiều nhà máy đường Việt khoảng 10.000 đồng/ki lô gam. Nhà máy Đường Quảng Ngãi nhờ chạy bằng bã mía và rác, giá thành sản xuất thuộc loại thấp trong nước, cũng tới 9.200 đồng/ki lô gam. Lợi nhuận của Công ty Đường Quảng Ngãi (QNS-UpCom) chủ yếu đến từ kinh doanh sữa đậu nành, còn từ mảng đường rất không đáng kể, có năm hòa vốn.

Hiện nay giá đường bán lẻ tại các siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, chợ...  dao động từ 11.000-13.000 đồng/ki lô gam. Nếu ATIGA được thực hiện ngay năm nay, đường từ các nước Asean nhập vào Việt Nam hưởng thuế suất 0%, thì giá đường bán lẻ hiển nhiên sẽ về khoảng 10.000 đồng/ki lô gam, thậm chí thấp hơn. Ở mức giá này, những doanh nghiệp như QNS vẫn có lợi nhuận từ mảng đường, nhưng đa số các doanh nghiệp khác sẽ vô cùng khó khăn nếu không muốn nói sẽ phá sản.

Ngành đường được bảo hộ từ nhiều năm qua và nay tiếp tục được bảo hộ trên cơ sở chính là hy sinh quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt phải ăn đường giá cao hơn giá quốc tế. Thế nhưng từng ấy năm bảo hộ vẫn không thể giúp doanh nghiệp đường tự đứng được trên đôi chân của mình khi mà năng suất mía thấp, trình độ cơ giới hóa manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu. Đã nhiều lần, các doanh nghiệp đường đề nghị được bảo hộ để cứu nông dân - những người trồng mía - nhưng bao nhiêu phần trăm của sự bảo hộ đến được với người trồng mía thì chưa ai, chưa cơ quan quản lý nào tính toán.

Nhiều nơi nông dân đã chuyển từ trồng mía sang các cây trồng khác. Nông dân có thể “chịu trận” với cây mía một vài vụ, chứ không thể mãi mãi. Có chăng sự thua lỗ vẫn tiếp tục nằm ở doanh nghiệp đường. Giờ đây là sự chọn lựa: cứu doanh nghiệp đường hay trả lại công bằng cho người tiêu dùng. Không thể ép người tiêu dùng phải mua đường giá cao mãi.

Ngoài người tiêu dùng trực tiếp, các doanh nghiệp sản xuất sữa, nước giải khát, bánh kẹo... tiêu thụ một lượng đường không nhỏ hàng năm. Các doanh nghiệp đó cũng đang phải mua đường giá cao hơn giá tại các nước và điều này làm tăng giá thành sản phẩm, buộc họ phải nâng giá bán đầu ra tương ứng. Ở đây người tiêu dùng thêm một lần nữa, gián tiếp chịu trận giá cao.

Thay bằng bảo hộ (mà chưa biết còn kéo dài đến bao giờ), Nhà nước đáng lẽ phải sử dụng ATIGA như một công cụ để sàng lọc ngành mía đường. Các doanh nghiệp yếu kém không thể cạnh tranh cần rời cuộc chơi, nhường thị trường cho những công ty biết đầu tư cho năng suất cây mía, cho công nghệ, cho quản trị doanh nghiệp. Nhà nước không thể cứ mãi lãng quên quyền lợi người tiêu dùng vì đây mới là đối tượng tạo sức mua, tạo vòng quay tăng trưởng cho nền kinh tế.

Cho tới nay cùng với đường, giá một số hàng hóa nông sản như cao su, tiêu, cà phê chưa ra khỏi chu kỳ khủng hoảng. Nhìn sang cao su, hiện giá mặt hàng này ngày 12-6-2018 ở mức 185 yen/ki lô gam, khá gần mức đáy 150 yen/ki lô gam thiết lập năm ngoái, năm kia (nguồn Bloomberg). Ngay cả ở mức giá thấp như vậy, nhiều công ty cao su của Việt Nam vẫn sống khỏe và họ đâu có “đòi” Nhà nước bảo hộ. Số lượng công nhân ngành cao su lớn lắm, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người, đâu có kém công nhân hay nông dân trồng mía. Chưa kể cao su tiểu điền là do nông dân trồng, khai thác và bán cho các công ty lớn hoặc thương lái chứ ai? Nhà nước có bảo hộ cho người làm cao su tiểu điền không?

Ngày nay đường không còn là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống con người như vài thập niên trước. Lượng đường tiêu thụ trên đầu người ngày một giảm đi trên phạm vi toàn thế giới và cả Việt Nam vì lý do sức khỏe. Thay bằng cứ bám lấy, níu kéo một ngành sản xuất lạc hậu, quy hoạch ngành mía đường phải thay đổi, mà trước hết là vì lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của mọi tầng lớp người dân.

Hải Lý

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98