Chia sẻ của nữ trader duy nhất trên sàn chứng khoán New York

15/06/2018 15:00
15-06-2018 15:00:00+07:00

Chia sẻ của nữ trader duy nhất trên sàn chứng khoán New York

Làm việc trong một ngành mà chỉ có một vài nữ nhân viên có lẽ đã đủ thách thức, nhưng hãy tưởng tượng mọi thứ sẽ ra sao nếu bạn là nữ nhân viên duy nhất.

Đó là trường hợp của nữ chuyên viên giao dịch (trader) Lauren Simmons trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Cô gái 23 tuổi này là trader cổ phiếu của công ty Rosenblatt Securities, cô ấy vừa là người trẻ tuổi nhất và cũng là nữ trader toàn thời gian duy nhất ở sàn NYSE.

“Khi tôi nói với mọi người về công việc của tôi, họ luôn tỏ ra kinh ngạc”, Lauren Simmons nói với hãng tin CNBC. Thật vậy, Lauren Simmons nói rằng nếu bạn nói với Simmons từ 5 năm trước rằng cô sẽ làm việc trên Phố Wall thì ngay cả Simmons cũng không thể tin nổi đâu.

“Nó có vẻ không thực tế”, cô chia sẻ.

Nữ trader Lauren Simmons (23 tuổi)

Bước chân đến với Phố Wall

Simmons chuyển tới New York sinh sống sau khi tốt nghiệp Đại học Bang Kennesaw trong tháng 12/2016. Cô cư dân xứ sở Georgia này đã thực tập tại trung tâm điều trị lâm sàn ở Đại học, đồng thời nhận được bằng cử nhân về di truyền học. Cô đã tính theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực y tế, nhưng sau đó nhận ra rằng dược phẩm không phải đam mê của mình. Thế là cô bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở ngành nghề khác.

Simmons bắt đầu nộp đơn vào các vị trí trong ngành tài chính – cô ấy yêu thích các con số từ thời trung học phổ thông – và cuối cùng trở thành trader ở Rosenblatt Securities bằng cách nộp đơn trên LinkedIn.

“Một điều mà tôi cảm thấy yêu thích về những con số và thống kê và cũng là một trong những lý do tôi tới với NYSE là vì con số là ngôn ngữ toàn cầu”, cô lý giải. “Khi bạn đặt chúng trên bảng điện, nó sẽ kết nối mọi người – đây có lẽ là một trong những lý do giải thích tại sao sàn NYSE lại mang tính biểu tượng”.

Simmons bắt đầu vị trí trader vào tháng 3/2017, nhưng việc có tuyển dụng còn tùy thuộc vào việc cô có vượt qua bài test Series 19 hay không. Đây là bài kiểm tra đối với tất cả môi giới trên sàn và chỉ khi nào vượt qua thì họ mới chính thức trở thành trader chính thức.

“Tôi có một tháng để chuẩn bị cho bài kiểm tra này”, Simmons cho hay. “Và khi tôi nói với bạn rằng nhiều người không nghĩ tôi có thể vượt qua bài kiểm tra này thì có nghĩa là họ thực sự không nghĩ là tôi có thể qua được”.

Bài kiểm tra này tập trung nặng về các nguyên tắc và khái niệm tài chính. Bất chấp kinh nghiệm về toán học, Simmons chưa từng học tài chính lúc còn là sinh viên, và do đó, cô phải cắm mặt vào sách nếu muốn vượt qua. Khi vượt qua được bài kiểm tra (“nó làm mọi người cảm thấy sốc”), Simmons nói nó làm giảm nỗi hoài nghi của bản thân về việc liệu cô có thể xoay sở nổi vị trí này hay không. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ với tất cả người đàn ông trên sàn NYSE rằng cô cũng được trang bị kiến thức để làm việc cùng với họ.

“Khi xem số liệu thống kê, trong đó cho thấy “80% không qua được”, tôi chỉ xem xét phần 20% còn lại”, cô nói. “Vì vậy, khi mọi người cứ nói với tôi rằng ‘đó là một bài kiểm tra khó nhằn. Đừng tỏ ra lo lắng nếu bạn không qua nổi’, thì tôi lại càng phải chứng tỏ với bản thân là tôi có thể làm được”.

Simmons nhận định ngành dịch vụ tài chính này vẫn còn một chặng đường khá xa để tạo ra một môi trường làm việc hoan ngênh phụ nữ vào làm việc.

Trong năm 1967, Muriel Siebert trở thành người phụ nữ đầu tiên đủ điều kiện để giao dịch trên sàn NYSE. Tại thời điểm đó, còn chẳng có phòng vệ sinh dành cho nữ, vì sàn NYSE chỉ xây dựng nhà vệ sinh duy nhất trên sàn. “Đó là một câu chuyện ‘vui’ mà họ kể cho tôi nghe khi tôi nhận được phù hiệu của mình”, Simmons cho hay.

Kể từ đó, nhà vệ sinh này đã được loại bỏ để tạo không gian cần thiết cho giàn máy tính mới và những chiếc màn hình lớn. Hiện có một phòng vệ sinh nữ chuyên dụng, nhưng cách xa hơn so với phòng vệ sinh nam.

Simmons cũng cho biết chiếc áo vét mà các trader mang trên sàn không được thiết kế dành cho phụ nữ. “Tiếc là họ chỉ có kích cỡ của đàn ông”, cô cho hay. “Tôi thực sự có vài cái áo vét đã được chỉnh sửa, nhưng kiểu như có tới 10 cái túi trên chiếc áo này, vì vậy khi bạn chỉnh sửa nó thì chỉ khiến cái áo trông kỳ cục hơn”.

Peter Tuchman, nổi tiếng vì là một trader được chụp hình nhiều nhất trên Phố Wall, đã ở trên sàn NYSE từ năm 1985. Ông mô tả môi trường trên sàn NYSE lúc đó là có hơi hướng của một gia đình – chẳng có gì là lạ khi thấy ba hoặc ông nội của một ai đó cũng làm việc ở đây – nhưng chắc chắn là có rất ít phụ nữ.

Ông Peter Tuchman

“Đây giống như là một câu lạc bộ của đàn ông và luôn là như thế”, ông ấy nói. “Tại sao không có phụ nữ trong ngành này? Đó là nơi tập trung toàn nam”.

Ông Tuchman cho biết người đàn ông trên sàn NYSE có xu hướng tương tác và giao tiếp theo các cách không thân thiện với nữ giới. “Theo một cách nào đó, nó giống với một căn phòng thay đồ”, ông cho hay. “Đàn ông sử dụng ngôn ngữ mà họ lẽ ra không nên dùng. Quá nhiều tiếng la hét và cực kỳ căng thẳng. Không phải tôi cho là phụ nữ không thể đối phó với mức căng thẳng cao, mà do đây không phải là nơi phụ nữ tới”.

Tuchman nói thêm một khi phát triển một văn hóa nơi làm việc bị chi phối bởi những người đàn ông, rất khó để phụ nữ cảm thấy được hoan nghênh. Ông nói đây là lúc văn hóa cần phải thay đổi.

“Chúng tôi nhận thấy điều này trong mọi doanh nghiệp Mỹ và chúng tôi ngày càng nhận thấy nhiều hơn với phong trào #MeToo”, ông nói. “Môi trường hướng về phụ nữ vẫn chưa được thay đổi theo nhiều khía cạnh – và nó phải thay đổi”.

Tương lai và lựa chọn

Mặc dù sàn giao dịch này có lẽ vẫn giống với 50 năm về trước, nhưng vẫn còn đó những tín hiệu cho thấy sự thay đổi sắp tới rồi. Trước đó trong tháng này, Stacey Cunningham được bổ nhiệm làm Chủ tịch của NYSE. Từng là một thực tập sinh trên sàn NYSE, bà Cunningham sẽ là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ quyền lãnh đạo sàn NYSE kể từ khi nó thành lập trong năm 1792.

“Tôi quá phấn khích”, Simmons cho hay. “Cunningham cũng đủ điều kiện như bất kỳ người đàn ông khác và có lẽ còn tốt hơn. Tôi thực sự tin rằng những thay đổi mới chuẩn bị tới. Hy vọng là với việc bà Cunningham trở thành tân Chủ tịch và đã biết tới câu chuyện của tôi, thì đây sẽ là động lực khuyến khích thêm nhiều phụ nữ khác tới đây”.

Lời khuyên tốt nhất mà cô gửi tới những ai đang chuẩn bị cho sự nghiệp trên Phố Wall, nhất là nữ giới, là đừng giới hạn bản thân.

“Hãy tỏ ra không thoải mái và theo đuổi những gì bạn muốn”, cô nói. “Nộp đơn vào những công việc mà bạn chẳng biết điều gì ở đằng sau cánh cửa việc làm đó. Và nếu bạn không được tuyển thì cũng ổn thôi. Nộp đơn cho công việc khác và tiến về phía trước. Đừng để điều đó trở thành rào cản trong sự nghiệp, cuộc đời và bất kỳ điều gì bạn muốn. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải tiếp tục tiến lên phía trước”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98