Chris Wanstrath: Từ bỏ học tới sáng lập doanh nghiệp bán cho Microsoft với giá 7.5 tỷ USD

05/06/2018 19:00
05-06-2018 19:00:00+07:00

Chris Wanstrath: Từ bỏ học tới sáng lập doanh nghiệp bán cho Microsoft với giá 7.5 tỷ USD

Trong ngày thứ Hai (04/06 – giờ Mỹ), Tập đoàn Microsoft tuyên bố quyết định mua lại GitHub – một nền tảng trực tuyến để các nhà lập trình lưu trữ lượng lớn code lập trình máy tính – với giá 7.5 tỷ USD dưới dạng cổ phiếu.

Chủ tịch điều hành Chris Wanstrath (33 tuổi) là người đồng sáng lập ra GitHub trong năm 2008 cùng với những lập trình viên phần mềm là Tom Preston-Werner (38 tuổi) và PJ Hyett (35 tuổi). Chỉ trong 10 năm, Công ty đã phát triển thành một trong những dịch vụ lưu trữ code phần mềm lớn nhất trên thế giới với 24 triệu người dùng cá nhân. Năm ngoái, GitHub cho biết họ chuẩn bị ghi nhận doanh thu đăng ký hàng năm lên tới 200 triệu USD.

Ông Chris Wanstrath

Forbes đã ước tính tổng tài sản ròng của ông Wanstrath ở mức 360 triệu USD trong năm 2016, thời điểm GitHub được định giá ở mức 2 tỷ USD. Với thương vụ thâu tóm gần gấp 4 lần con số này của Microsoft, tổng tài sản cá nhân của ông Wanstrath có lẽ cũng tăng mạnh sau khi hoàn tất thương vụ.

Trong một bài đăng trên blog hôm thứ Hai (04/06), ông Wanstrath viết rằng vào thời điểm GitHub ra đời 10 năm về trước, ông chưa từng nghĩ tới việc được Mirosoft thâu tóm. “GitHub là một công cụ quyền lực nhưng có phạm vi hạn chế, đám mây là những gì trên bầu trời và Microsoft là một công ty rất khác”, ông cho hay.

Trên thực tế, ông Wanstrath đã trải qua một chặng đường khá chông gai, khởi đầu là việc rời bỏ trường đại học và tự học lập trình.

Khi còn là một đứa trẻ lớn lên ở quê nhà Ohio, Wanstrath có gắng tự học lập trình máy tính. “Tôi muốn là nhà lập trình, tạo ra trò chơi điện tử và website. Tôi luôn muốn trở thành một phần của một nhóm xây dựng những thứ mà mọi người yêu thích”, ông nói với tờ Entrepreneur trong năm 2017.

Vào đầu những năm 2000, ông Wanstrath không hề đánh mất niềm đam mê dành cho máy tính, nhưng lại quyết định chọn chuyên ngành Tiếng Anh ở Đại học Cincinnati. “Tôi nhận thấy rằng bất kỳ điều gì tôi làm trong đời, tôi phải nói, đọc và viết tiếng anh”, ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Michal Lev-Ram của Fortune trong năm 2017.

Dù vậy, ông vẫn muốn trở thành nhà lập trình phần mềm.

“Tôi chưa bao giờ cho rằng bằng cấp là cần thiết. Tôi nghĩ kỹ năng cần thiết hơn. Tất cả những gì tôi muốn làm là bắt đầu học thật nhiều”, ông nói trong cuộc phỏng vấn trong năm 2014.

Ông tham gia vào một vài lớp lập trình máy tính để giúp bản thân cảm nhận nghiêm túc về lập trình phần mềm và có thể chuyển thành sự nghiệp.

Cộng đồng trực tuyến của các nhà lập trình sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính PHP là nơi ông Wanstrath đặt niềm tin vì họ cung cấp sự giúp đỡ và khích lệ khi ông mới bước chân vào lĩnh vực lập trình. “Họ cố gắng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ những người khác và chỉ bảo tôi nhiều thứ”, ông nhớ lại.

Wanstrath cho biết bản thân giành nhiều thời gian cho lập trình máy tính hơn là đi học. Ông thậm chí còn không còn tới trường.

“Thay vì dùng thuốc phiện hay gì đó, tôi muốn lập trình máy tính. Vì vậy, ba mẹ tôi đều tỏ ra bực bội về tôi (như thể tôi đang hút thuốc phiện vậy)”, ông nói.

Sau 2 năm đại học, trong năm 2005, CNET – trang web công nghệ do CBS sở hữu – đã đề xuất 1 công việc cho ông Wanstrath. Vì về cơ bản, ông tự học lập trình nên Wanstrath có đôi chút lo ngại về khả năng thành công của mình. Nhưng ông quyết định thực hiện một bước đột phá. Ông rời trường và chuyển sang San Francisco để nhận công việc lập trình máy tính.

“Liệu tuổi 20 có suy nghĩ về rủi ro?”, ông Wanstrath hỏi trong suốt buổi phỏng vấn với tạp chí của Đại học Cincinnati,

Tại CNET, ông Wanstrath làm việc với tư cách là lập trình viên cho các dự án liên quan tới GameSpot và Chowhound – những trang web do CNET mua lại.

Trong tháng 10/2007, Wanstrat gặp gỡ Preston-Werner tại buổi gặp mặt cộng đồng lập trình ở San Francisco.

Cũng như Wanstrath, ông Preston-Werner là người bỏ học (ông rời trường Harvey Mudd College trong năm 1999 sau 2 năm). Trước đó, Preston-Werner có lập ra một start-up avatar kỹ thuật số có tên là Gravatar, nhưng ông đã bán lại cho công ty lập trình web Automattic trong năm 2007.

Cả hai nhận thấy cộng đồng lập trình phần mềm đang rất cần một dịch vụ để có thể lưu trữ một lượng lớn code lập trình, đồng thời cho phép người dùng phối hợp với người khác về các dự án phần mềm của họ.

“Trong 3 tháng tới, Chris và tôi giành hết thời gian để lên kế hoạch và lập trình GitHub”, Preston-Werner viết trong một bài đăng trên trang web cá nhân trong năm 2008.

Wanstrath và Preston-Werner đã tung ra phiên bản Beta của GitHub vào tháng 1/2008. Tháng kế đó, họ mời thêm người đồng sáng lập thứ 3 ở Wyett tham gia vào dự án. Người này từng làm việc tại CNET với ông Wanstrath với tư cách là kỹ sư phần mềm cấp cao trong dự án Chowhound.

Vào tháng 3/2008, Wanstrath cho biết GitHub đã có 2,000 người dùng cho phiên bản Beta. Va tháng kế đó, họ đã tung ra phiên bản công khai của GitHub – hơn 10 năm trước khi Microsoft tuyên bố thâu tóm công ty. Khi mở công khai, GitHub dần dần thu hút sự chú ý của cộng đồng lập trình, đạt 100,000 người dùng vào tháng 7/2009.

Với sự phổ biến trong giới lập trình phần mềm, GitHub có khả năng tồn tại mà không cần nguồn tài trợ bên ngoài trong 4 năm, họ tính phí mỗi lập trình viên cá nhân và các doanh nghiệp mỗi tháng.

Trong năm 2012, GitHub công bố đợt huy động vốn bên ngoài đầu tiên. Công ty vốn mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, Andreesen Horowitz, rót vào 100 triệu USD và là khoản đầu tư lớn nhất của họ tại thời điểm đó. Công ty vốn mạo hiểm này cho biết, tại thời điểm đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của GitHub là 300%/năm kể từ khi ra mắt.

Theo thời gian, GitHub đã được xướng tên 5 lần trong Danh sách Công ty đột phá của CNBC (Disruptor List), trong đó CNBC lưu ý rằng GitHub được mô tả là phiên bản Facebook dành cho các lập trình viên, vì nó khuyến khích sự hợp tác và tương khác về code lập trình.

Bên cạnh việc có hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, GitHub cũng được dùng cho các dự án lập trình máy chủ của các tổ chức lớn, như NASA, và các doanh nghiệp như Airbnb, IBM, và Spotify.

Wanstrath giữ chức vụ CEO cho tới năm 2012. Sau đó, ông Preston-Werner nắm quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, một vụ bê bối quấy rối tình dục đã buộc ông Preston-Werner phải từ chức và rời công ty trong năm 2014, và ông Wanstrath lại nắm quyền một lần nữa. Trong năm 2017, Wanstrath từ chức CEO và nhận vai trò Chủ tịch điều hành trong lúc GitHub tìm kiếm người kế nhiệm.

Hiện nay, sau thương vụ thâu tóm của Microsoft, ông Wanstrath sẽ gia nhập vào Tập đoàn này với tư cách là nhân viên kỹ thuật của Microsoft, còn Phó Chủ tịch của Microsoft – Nat Friedman – sẽ thay thế vị trí CEO của GitHub.

“Tôi cực kỳ tự hào về những thành tựu GitHub và cộng đồng chúng ta đã đạt được trong thập kỷ qua và tôi háo hức chờ đợi những gì sẽ xảy ra trong thời gian tới”, ông Wanstrath viết trên blog cá nhân trong ngày thứ Hai (04/06).

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98