Chủ tịch Quốc hội: Lập lại kỷ cương quản lý đất ven sông, ven biển

05/06/2018 11:30
05-06-2018 11:30:12+07:00

Chủ tịch Quốc hội: Lập lại kỷ cương quản lý đất ven sông, ven biển

Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, tranh luận thẳng thắn, đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề...

Phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có 59 đại biểu đặt câu hỏi, có 17 vị tranh luận - Ảnh: Quang Phúc.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, sáng 5/6 tại Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh một số yêu cầu cần tập trung thực hiện thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên chất vấn đã có 59 đại biểu đặt câu hỏi, có 17 vị tranh luận, còn 24 vị đặt câu hỏi chưa được trả lời Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản.

Trả lời bằng văn bản hay trực tiếp đều có giá trị như nhau và đều được tiếp thu đưa vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, tranh luận thẳng thắn, đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề. Còn Bộ trưởng nắm chắc vấn đề trả lời rõ ràng, thẳng thắn nhận trách nhiệm với những hạn chế  và đưa ra nhiều giải pháp khắc phục.

Đất đai và môi trường là những vấn đề liên quan chặt chẽ, mật thiết tới đời sống nhân dân, gắn với sự phát triển bền vững của đất nước nên được các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch đánh giá, thời gian qua, công tác quản lý đất đai từng bước được triển khai chặt chẽ, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 đã được các địa phương cơ bản hoàn thành.

Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; đã xây dựng và triển khai kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đối khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, đang triển khai Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, phòng chống biến đổi khí hậu cũng còn không ít tồn tại, hạn chế, bất cập như nhiều đại biểu đã chất vấn cần có các giải pháp thiết thực để tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới cả trước mắt và lâu dài.

Qua chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội,chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Trong đó, tập trung rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước, nhất là quỹ đất dùng cho mục đích công cộng ở các thành phố lớn, có biện pháp quản lý để hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai gây tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản.

Chủ tịch cũng yêu cầu rà soát lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các dự án BT có liên quan đến đất đai, việc sử dụng đất công lãng phí, chấn chỉnh, lập lại trật tự, kỷ cương quản lý đất ven sông, ven biển.  Xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai, nhất là người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý đất đai để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền. Kiên quyết xử lý, thu hồi theo quy định của pháp luật đối với đất để hoang hóa, lãng phí, chậm đưa vào sử dụng.

Yêu cầu tiếp theo được Chủ tịch nêu là tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý đất đai, khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử. Nghiên cứu đổi mới các phương pháp định giá đất phù hợp với thực tiễn; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp, khiếu kiện đông người, kéo dài liên quan đến đất đai.

Giải pháp được Chủ tịch yêu cầu thực hiện là tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Triển khai thực hiện các chương trình quan trắc và cảnh báo môi trường nhất là tại các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, khu tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường.  Triển khai Quy hoạch xử lý rác thải, xây dựng và triển khai mô hình mẫu về xử lý rác thải, hướng dẫn người dân làm tốt công tác phân loại rác. Theo dõi chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp lớn, khu công nghiệp ven sông, ven biển có nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi trường.

Giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát chất thải, nước thải ở các địa phương, nhất là các cụm khu công nghiệp, các làng nghề, không để xảy ra sự cố nghiêm trọng về môi trường; quản lý chặt chẽ tài nguyên nước theo Luật tài nguyên nước cũng là giải pháp được Chủ tịch đề cập.

Chủ tịch cũng yêu cầu làm tốt công tác đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường ngay từ khâu này. Kiểm tra, giám sát việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong việc nhập khẩu, triển khai các dự án, rà soát, quản lý chặt việc nhập khẩu phế liệu, không nhập khẩu chất thải. Dánh giá, phân loại nhà đầu tư, không triển khai các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần  tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chú trọng thanh tra đột xuất các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm. Sớm xây dựng quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền".

HÀ VŨ

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hà Nội sắp có thêm khu đô thị gần 630ha tại phía Bắc thành phố

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2,000, quy mô gần 630ha.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có nguy cơ không còn đơn vị vận hành

Ban Quản lý dự án Thăng Long đã có văn bản báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về nguồn kinh phí thực hiện vận hành tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Huyện Cần Giờ đã có kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cần Giờ đã được UBND TP HCM phê duyệt. Huyện có gần 200 ha đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

5 gói thầu lớn dự án sân bay Long Thành sắp được đấu thầu

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV), sẽ có thêm 5 gói thầu thuộc dự án được đấu thầu...

Bắc Giang sắp xây dựng thêm khu công nghiệp rộng 170ha

Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, sắp xếp 94 xã ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Vinh và sắp xếp 94 đơn vị hành chính cấp xã còn 45 đơn vị.

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên-Túy Loan, thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông TP. Đà Nẵng có chiều dài 11,5 km, được khởi công từ tháng 9/2023. Tuy...

Ai trúng thầu dự án cao tốc hơn 11 ngàn tỷ đồng tại Lạng Sơn?

Liên danh CTCP Xây dựng Đèo Cả, CTCP Tập đoàn Đèo Cả, CTCP Xây dựng công trình 568 và CTCP Lizen (HOSE: LCG) là nhà đầu tư trúng thầu dự án tuyến cao tốc cửa khẩu...

Đề xuất lấy đất quy hoạch công viên tại Khu đô thị Thủ Thiêm làm sân tập golf

Khu đất đề xuất xây dựng sân tập golf tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là đất công viên cây xanh, hiện trạng đã giải phóng mặt bằng, đang để trống.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 9/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98