Doanh nghiệp bán lẻ đang “ăn quá dày”

13/06/2018 21:33
13-06-2018 21:33:36+07:00

Doanh nghiệp bán lẻ đang “ăn quá dày”

Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - trước tình trạng 1 món hàng sản xuất ra, nhưng khi đến tay người tiêu dùng (NTD) thì giá đã “đội” lên 30%, thậm chí 50% bởi qua quá nhiều “góc khuất” của hệ thống bán lẻ. Chính điều này đang là một trong những nguyên nhân khiến hàng nội gặp khó ngay trên sân nhà, nhất là trong thời đại hội nhập, hàng ngoại tràn vào với giá rẻ và chất lượng cao.

Với quá nhiều chi phí để vào siêu thị, hàng Việt Nam khó có cơ hội cạnh tranh trên "sân nhà". (Ảnh minh họa)

Trong nhiều lần trao đổi với PV Báo Lao Động, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú không hề e ngại nói thẳng về những “góc khuất” đang tồn tại trong ngành bán lẻ ở Việt Nam: Tình trạng "né" thuế GTGT, những chi phí tạo nhãn, phí lên kệ... “Khâu trung gian (bán lẻ) hưởng lợi quá lớn, trong khi người sản xuất ra sản phẩm (đặc biệt là nông dân - PV) chỉ được hưởng phần lợi nhuận rất nhỏ, nhiều khi không có lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ”- ông Vũ Vinh Phú nêu ý kiến. Điều này thể hiện rất rõ, khi có thời điểm giá thịt lợn hơi nông dân bán ra giá chỉ 19.000 - 22.000đ/kg, nhưng tại siêu thị, giá thịt lợn vẫn từ 80.000 -100.000đ/kg. Về những lý do khiến hàng hóa đưa vào siêu thị bị đội giá cao, nhiều doanh nghiệp đã “kêu khản cổ”, nhưng kết quả "đâu vẫn hoàn đấy". Quá bức xúc, chủ 1 nhãn hàng hải sản đông lạnh đã lên tiếng: Có cảm giá chúng tôi cần họ, chứ nhà bán lẻ không cần chúng tôi. Hải sản đông lạnh là mặt hàng không được vồ vập, trong khi nhà nước đang cố gắng thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam: Chuyển từ ăn thịt cá "nóng" sang thịt cá "lạnh", chế biến sẵn.

Tại hội nghị kết nối cung cầu cuối năm 2017 vừa qua, nhiều nhà cung ứng phản ánh: Họ bị ép chiết khấu, chi phí đưa vào một số siêu thị, nhất là siêu thị lớn, chiếm khoảng 30% giá thành. Điều này khiến sản phẩm của họ bị đội giá khủng khiếp. “Tại thời điểm này, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kho bãi, vận chuyển cao, hàng vào siêu thị lớn phải chịu thêm 20-25% mức phí, chúng tôi chỉ có nước ôm hàng về nhà tự bán, hoặc đóng cửa dừng sản xuất” - chủ 1 doanh nghiệp trong ngành hàng thực phẩm đông lạnh bày tỏ ý kiến. Nhiều hội nông dân phản ánh, để đưa được hàng vào siêu thị rất khó, phải chịu bao nhiêu chi phí vô lý: Chiết khấu, hoa hồng, phí gầm bàn, phí đầu kệ, phí sinh nhật, chiếm dụng vốn... Chính những chi phí này đã khiến nhiều nhà sản xuất không dám đưa hàng vào siêu thị, mà phải tự tìm cách phân phối. Những doanh nghiệp nào vào được siêu thị rồi, thì hậu quả là người tiêu dùng phải mua 1 món hàng quá đắt.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng ấn tượng với cách làm của Vingroup khi DN này miễn chiết khấu 1 năm cho những người gửi thực phẩm tươi sống vào hệ thống siêu thị Vin, thậm chí còn đầu tư cho các hợp tác xã vốn, kinh nghiệm và thu mua cho nông dân với giá tương đối hợp lý. “Đã hết rồi thời các nhà bán lẻ trực tiếp ngồi máy lạnh, đút chân gậm bàn chờ hàng đưa đến tận nơi và tìm cách o ép các nhà cung ứng. Các cơ quan quản lý chức năng cần vào cuộc để kiểm tra, giám sát, tạo sân chơi công bằng, để người nông dân không bị bán lẻ ăn mất lợi nhuận, và người tiêu dùng không bị “móc ví” một cách vô lý, còn những doanh nghiệp bán lẻ thì ngồi "rung đùi" thu lợi nhuận - chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nêu ý kiến.

Phong Nguyễn

LAO ĐỘNG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98