Nhìn lại cuộc đời Kate Spade: Từ doanh nghiệp làm túi xách tay đến đế chế hàng triệu đô la!

06/06/2018 13:59
06-06-2018 13:59:16+07:00

Nhìn lại cuộc đời Kate Spade: Từ doanh nghiệp làm túi xách tay đến đế chế hàng triệu đô la!

Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và “trùm” kinh doanh Kate Spade - nổi tiếng với túi xách, phụ kiện và quần áo đầy màu sắc tự sản xuất - được phát hiện đã chết ở New York (Mỹ) do tự tử, khi mới 55 tuổi.

Kate Spade

Spade lập nên thương hiệu mang bà vào đầu những năm 90 cùng với chồng, Andy Spade, và họ đã xây dựng nó thành một đế chế thời trang. Sau đó, vào năm 2016, nữ doanh nhân này đã lập một công ty phụ kiện mới tên là Frances Valentine rồi đổi thành Kate Valentine.

Chắc chắn là phần lớn di sản của doanh nhân này sẽ được xác định bởi doanh nghiệp của bà, một công ty đã bắt đầu với sự khó khăn, hy sinh và hối hả.

Năm 1985, Spade tốt nghiệp Đại học bang Arizona với một tấm bằng về báo chí và sau đó đi du lịch khắp châu Âu. Năm sau, bà chuyển tới New York và làm việc tại phòng chuyên trách về phụ kiện của tạp chí Mademoiselle.

Đến năm 1992, do không thấy tương lai cho bản thân ở tạp chí này nên Spade xin nghỉ việc. Trước đó, trong bữa ăn tối với chồng, bà đã quyết định theo đuổi một hướng đi mới: sản xuất những chiếc túi xách của riêng mình. Trong vài năm sau đó, họ dựa chủ yếu vào thu nhập của Andy và khoản tiết kiệm chung. Có lúc, họ thậm chí còn thanh lý tài khoản tiết kiệm hưu trí.

"Khi không có một nguồn thu nhập nào, bạn sẽ làm bất cứ điều gì có thể để có thu nhập", Spade nói với Guy Raz trong một chương trình phát thanh có chủ đề “Làm thế nào tôi xây dựng được đế chế này” hồi năm 2017.

Bị thúc đẩy bởi cảm giác rằng tình hình đã rất khẩn cấp, Spade tìm kiếm các trang vàng và sử dụng mạng tạp chí thời trang của bà để tìm nguồn cung cấp cho túi xách. Khi đó, bà không có kinh nghiệm trong thiết kế, vì vậy, bà tìm đến một người tạo mẫu làm việc trong một căn hộ. Ở đó, Kate đã trở thành một người học việc thực tế - cắt những tờ giấy và vải lớn được dùng để làm mẫu cho đến khi thuần thục.

Vào năm 1993, Spade đã bỏ ra hơn 4,000 USD để những túi xách của bà được có mặt tại một cuộc triển lãm thương mại của thành phố New York. Tuy nhiên, lần đó không được thành công như bà hy vọng.

"Chúng tôi thậm chí không bán đủ để trang trải cho chi phí của gian hàng", Spade nói.

Bà nghĩ đến việc đóng cửa doanh nghiệp này mặc dù chỉ mới hợp nhất nó.

Tuy nhiên, Andy đã giúp bà nhìn thấy tiềm năng: Các cửa hàng bách hóa Barneys và Fred Segal đã phát hiện ra những chiếc túi của bà tại sự kiện và đồng ý bắt đầu bán chúng tại một số cửa hàng.

"Katie, em hiện có được hai cửa hàng tốt nhất ở Mỹ. Đừng bỏ cuộc", ông nói với bà.

Trong thời gian đầu, căn gác xép của gia đình bà luôn đầy những chiếc thùng mà bà phải kéo lên, kéo xuống năm tầng và vận chuyển ra bưu điện. Bà và Andy phải thức dậy giữa đêm khi có đơn đặt hàng từ máy fax. Họ ăn mừng khi các biên tập viên thời trang thỉnh thoảng lại mang những chiếc túi ấy đi vòng quanh New York, dù chỉ bỏ ra ít tiền hoặc không tốn đồng nào cho đặc quyền này.

"Chúng tôi vẫn không kiếm được tiền. Không ai có lương. Andy đã tài trợ mọi thứ. Tôi chỉ nhớ là đã nói với Andy rằng ‘Em nghĩ là chúng ta cần phải đóng cửa nó’", Spade kể lại.

Mãi cho đến năm 1996, ba năm sau khi thành lập, họ mới kiếm được lợi nhuận. Cùng năm đó, Spade được Hội đồng Nhà thiết kế thời trang Mỹ, tổ chức thường công nhận các thương hiệu như Ralph Lauren hoặc DKNY, trao giải thưởng. Sau đó, Saks Fifth Avenue và Neiman Marcus gọi: Họ muốn có những chiếc túi Kate Spade trong tất cả cửa hàng của họ. Về cơ bản, việc mở rộng đã tăng gấp bốn lần so với quy mô doanh nghiệp của họ."Ban đầu, bạn đang ở bên một chiếc bàn bé xíu và điều tiếp theo là [bạn biết đấy], bạn có một cửa hiệu", Spade nói.

Sự kiên trì của bà đã được đền đáp.

"Đó là một hiệu ứng quả cầu tuyết", bà nói. "Nó cứ trở nên to hơn một chút, to hơn một chút và to hơn một chút".

Thật vậy, năm 1999, Neiman Marcus mua lại 56% cổ phần trong doanh nghiệp của Spades với giá 33.6 triệu USD.

Liz Claiborne sau đó đã mua lại công ty này vào năm 2006 với giá 124 triệu USD. Năm 2017, nó cuối cùng được bán cho Coach (nay là Tapestry) trong một thỏa thuận trị giá 2.4 tỷ USD.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...

5 'bóng hồng' quyền lực của làng công nghệ thế giới

Thế giới công nghệ khô khan ngày càng xuất hiện nhiều 'nữ tướng' nổi bật như tân CEO X Linda Yaccarino, CEO AMD Lisa Su hay Reshma Saujani, CEO Girls Who Code.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98