TTCK Mỹ xuất hiện dấu hiệu chuẩn bị điều chỉnh?

12/06/2018 13:10
12-06-2018 13:10:00+07:00

TTCK Mỹ xuất hiện dấu hiệu chuẩn bị điều chỉnh?

Mặc cho triển vọng kinh tế tươi sáng từ mức lợi nhuận cao của các công ty, đà hồi phục trên toàn cầu và tỷ lệ thất nghiệp thấp ở các thị trường phát triển, rắc rối vẫn có thể xuất hiện trong thời gian tới. Đây là nhận định của ông Francesco Filia, Chuyên gia quản lý quỹ.

Ông Francesco Filia, Tổng Giám đốc tại quỹ Fasanara Capital và là người đã dự báo chính xác về đợt điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi đầu tháng 2/2018, cho hay rắc rối chuẩn bị xuất hiện dưới dạng một đợt lao dốc mạnh trên thị trường – có thể sớm xuất hiện trong thời gian tới.

“Các chỉ báo trước về một đợt điều chỉnh trên thị trường tiềm ẩn xuất hiện ngày càng rõ ràng”, ông cho biết trong một báo cáo gửi khách hàng hôm thứ Hai (11/06).

Ông Filia chỉ tới tần xuất xuất hiện những cú sốc tới thị trường ngày càng cao hoặc đợt điều chỉnh chớp nhoáng là một chỉ báo về sự mong manh của thị trường toàn cầu. Báo cáo đưa ra bằng chứng là sự nhảy vọt của chỉ số biến động VIX trong tháng 2/2018, đà lao dốc của đồng Lira ở Thỗ Nhĩ Kỳ trong vài tháng gần đây và tình trạng biến động thất thường của giá trái phiếu Italy là những tín hiệu cảnh báo sớm về sự bất ổn mang tính hệ thống của mạng lưới tài chính rộng lớn.

“Nếu quan điểm này đúng thì một đợt chuyển tiếp quan trọng và một khoảnh khắc vụn vỡ cuối cùng của thị trường toàn cầu có thể lờ mờ xuất hiện trong thời gian tới”, ông nói.

Điều này nghe có vẻ hơi trái ngược khi xét tới các yếu tố cơ bản “khỏe mạnh” như lợi nhuận và tăng trưởng – những yếu tố đã giúp thị trường phục hồi từ những đợt điều chỉnh gần đây.

Tuy nhiên, báo cáo của quỹ Fasanara Capital lưu ý rằng những đợt giảm mạnh nhất trong lịch sử thường diễn ra sau khi mức độ biến động thấp hơn trung bình, lợi nhuận cao hơn bình quân, tăng trưởng GDP tích cực và tâm lý lạc quan – thể hiện rõ ở những năm 1929, 1987, 2000 và 2007.

Mặc dù các lời cảnh báo của quỹ này có vẻ đáng ngại và mâu thuẫn với nhiều nhận định tươi sáng hơn dành cho thị trường con bò hiện tại, nhưng quỹ Fasanara Capital đã đoán đúng đợt điều chỉnh thị trường trong tháng 2/2018 vài tuần trước khi nó thực sự diễn ra. Vào cuối tháng 1/2018, ông Filia cho biết giá cổ phiếu đang trong “phạm vi biến động Bitcoin”, “hoàn toàn tách biệt với những yếu tố cơ bản”, và thị trường chuẩn bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Gần 2 tuần sau đó, các chỉ số chứng khoán Mỹ rớt hơn 10% và tất cả chỉ số chính của thị trường châu Âu cũng theo đó mà giảm mạnh. Chỉ số Dow Jones rớt hơn 3,200 điểm trong vòng 2 tuần, nhưng sau đó đã hồi phục phần nào trong tháng đó.

Ông Filia cho biết một số tín hiệu cảnh báo đang ở hình thức chính trị và địa chính trị – sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở khắp châu Âu cũng như căng thẳng ở Trung Đông và châu Á. Tuy nhiên, hơn thế nữa, ông nhận thấy sự suy giảm về thanh khoản – dòng chi tiêu của ngân hàng trung ương đảo ngược lần đầu tiên trong 1 thập kỷ - như là một “bài kiểm tra thực sự” về đà tăng và mức độ biến động, và đà tăng của lãi suất cũng thế.

“Mức nợ cao có khả năng tạo ra một mối hiểm họa khác, khi chúng ta nhận thấy tỷ lệ nợ/GDP của một số quốc gia thuộc nhóm G10 đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Cùng lúc đó, chúng ta cũng đối mặt với tình trạng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ và số liệu nợ xấu nhất của các doanh nghiệp”, ông Filia cho hay.

Dù vậy, các chiến lược gia tại Credit Suisse và LPL Financial cho rằng thị trường con bò vẫn còn cơ hội tăng trưởng thêm.

Tháng trước, Giám đốc đầu tư tại Hennion & Walsh, Kevin Mahn, cho biết thay vì bị chi phối bởi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ như trước đây, thị trường con bò ngày nay bị tác động nhiều hơn bởi các yếu tố cơ bản như tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Ông cho hay điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường tăng cao hơn.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98