Việt Nam đạt thặng dư thương mại gần 45 tỷ USD với nhóm G7

08/06/2018 17:29
08-06-2018 17:29:42+07:00

Việt Nam đạt thặng dư thương mại gần 45 tỷ USD với nhóm G7

Tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và nhóm G7 trong năm 2017 đạt 113 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2016...

Ảnh minh họa

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các thành viên G7 (Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada) đạt 78,98 tỷ USD, tăng 8,4% (tăng 6,13 tỷ USD về số tuyệt đối) so với một năm trước đó.

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và nhóm G7 chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2017.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các thành viên G7 đạt 78,98 tỷ USD, chiếm 36,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên G7 là 34,03 tỷ USD, tăng 12,3% và chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước nhóm G7 năm 2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Như vậy, trong hoạt động xuất nhập khẩu với nhóm G7 trong năm 2017, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa lên đến 44,95 tỷ USD.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2017, Canada là quốc gia xếp thứ 7 trong nhóm G7 và xếp thứ 24 trong hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới.

Tính riêng trong năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Canada chính thức đạt 3,52 tỷ USD, tăng 15,3% so với kết quả thực hiện trong năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 2,72 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2016, chiếm 1,3% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương mại trong năm 2017.

Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Canada vào Việt Nam đạt gần 800 triệu USD, tăng mạnh 102,3% so với năm 2016, chiếm 0,4% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm 2017.

Diễn biến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Canada trong giai đoạn 2011-2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận trong các năm qua, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với Canada. Mức thặng dư thương mại này đã liên tục tăng trong giai đoạn năm 2011-2016.

Tuy nhiên, bước sang năm 2017, mức thặng dư thương mại đã giảm do Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh. Cụ thể, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Canada mạnh nhất là vào năm 2016 với 2,26 tỷ USD, nhưng năm 2017, Việt Nam chỉ còn thặng dư 1,92 tỷ USD trong thương mại với Canada.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Canada đạt 1,12 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng thời gian năm 2017; trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ 0,6% và nhập khẩu hàng hóa là 303 triệu USD, tăng 15,9%.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, tối 7/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và thăm Canada theo lời mời của Thủ tướng Justin Trudeau. Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng với tư cách khách mời.

G7 được thành lập năm 1975, theo sáng kiến của Mỹ, là tập hợp các quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. G7 cũng lực lượng quan trọng nhất trong hệ thống quản trị toàn cầu, chiếm khoảng 47% GDP thế giới.

DUYÊN DUYÊN

VNECONOMY





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6.5% còn nhiều thách thức

Nhìn tổng thể, bức tranh xuất nhập khẩu có vẻ khả quan, nhưng nhìn sâu tổng cầu của cả nền kinh tế thì tình hình vẫn chưa thực sự cải thiện rõ rệt. Mục tiêu đạt...

Kinh tế Việt Nam đi ngược lại với xu hướng suy giảm trên toàn thế giới

Theo trang washingtonexaminer (Mỹ), Việt Nam đã khẳng định vị thế trong các lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm Công nghiệp 4.0, chip bán dẫn, AI và hydro, đồng thời...

Đối tác chiến lược toàn diện, vốn đầu tư nước ngoài và những thách thức

Việc nâng cấp quan hệ với các nước lớn không chỉ giúp Việt Nam tăng cường vị thế chính trị và ngoại giao trên toàn cầu, mà còn trở thành địa chỉ hấp dẫn, thu hút...

Sáng nay, Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời chất vấn về kinh doanh bảo hiểm, xổ số

Sáng 18/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về công tác quản lý kinh doanh bảo hiểm, xổ số, đặt cược, casino và trò...

GDP danh nghĩa khác GDP thực như thế nào?

Tin chấn động đầu năm Giáp Thìn 2024: Nhật Bản tuột vị trí số 3 kinh tế thế giới vào tay Đức, tính theo GDP danh nghĩa. Song, tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật...

Hàng tỉ USD kiều hối đã đổ vào bất động sản

Theo Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15 - 20% số tiền từ các Việt kiều gửi về nước đang được đầu tư trực tiếp vào bất động sản.

TP HCM thông qua nhiều quyết sách quan trọng

22 nghị quyết được HĐND TP HCM thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để thành phố triển khai, tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ trong các dự án 'xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái'

Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hợp tác giữa ADB và Việt Nam trọng tâm, trọng điểm hơn, tập...

Trang Asianinsiders: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ

Theo Asianinsider, Việt Nam là một trong những nước hàng đầu trên toàn cầu về thu hút FDI với lượng vốn đầu tư nước ngoài này đổ vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD trong...

Giới phân tích: Mỹ nên sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Theo chuyên gia Mỹ, việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa sang...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98