Vốn nhà nước nên được giao khoán

04/06/2018 09:57
04-06-2018 09:57:55+07:00

Vốn nhà nước nên được giao khoán

Ngày 28-5-2018, Quốc hội đã dành toàn bộ thời gian để thảo luận về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa giai đoạn 2011-2016. Điểm nổi bật, tựu trung vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả. Cùng với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, nên chăng vốn hoặc tài sản của nhà nước cần được giao khoán?

Đến cuối năm 2016, có 18 tập đoàn, tổng công ty đầu tư 110 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 12,6 tỉ đô la Mỹ. Ảnh: TRIỆU TRÙNG ĐIỆP

Vốn nhà nước được quản lý không hiệu quả

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, 583 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (doanh nghiệp nhà nước - DNNN) đến cuối năm 2016 có tổng số vốn là gần 1,4 triệu tỉ đồng (61,4 tỉ đô la Mỹ). Mặc dù với nguồn vốn lớn như vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn kinh doanh của các DNNN là rất thấp, như năm 2015 chỉ đạt 2,1%/năm. Nếu điều chỉnh lạm phát trung bình 4-6%/năm thì xem như hiệu quả của đầu tư vốn là số âm.

Bên cạnh đó, mặc dù tổng tài sản là hơn 3,05 triệu tỉ đồng (tăng 45,8% so với 2011) nhưng nợ phải trả cũng xấp xỉ 1,63 triệu tỉ đồng, tính ra tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0,53, và phần tài sản tăng này chủ yếu là do các khoản vay. Nếu tình trạng tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh thấp hơn chi phí vay kéo dài, thì chắc chắn nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị mòn dần theo thời gian.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN nhìn chung là thấp, mặc dù quy mô của doanh nghiệp theo tài sản và vốn chủ sở hữu tăng dần. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2017 gửi Quốc hội cho thấy, mặc dù 24/27 tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước qua kiểm toán là kinh doanh có lãi, tuy nhiên nếu tính sát sao trên tổng thể nguồn lực đưa vào sản xuất kinh doanh thì kết quả chắc sẽ không được khả quan như vậy.

Cũng trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hoạt động đầu tư tài chính của một số tập đoàn, tổng công ty không hiệu quả với nhiều công ty con thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu như Vinachem, TKV, Vinacafe... Bên cạnh đó, một số đơn vị chậm thoái vốn ra khỏi lĩnh vực đầu tư vốn không phải sở trường của mình như bất động sản, ngân hàng, hay còn góp vốn sở hữu chéo lẫn nhau. Một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, nguy cơ thua lỗ cao.

Cụ thể, đến cuối năm 2016, có 18 tập đoàn, tổng công ty đầu tư 110 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 12,6 tỉ đô la Mỹ. Trong số này, 7 tỉ đô la đã được đầu tư chính thức với 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án báo lỗ lũy kế. Với khoản lợi nhuận được chia trong năm 2016 là 145 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đã được giải ngân, tỷ suất này còn thấp hơn cả mua trái phiếu chính phủ.

Khoán quản lý vốn nhà nước

Các DNNN nói chung, không chỉ được thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh về mặt chính sách mà còn có nguồn lực hết sức dồi dào về nguồn vốn, tài sản. Tuy vậy, do một phần chưa bị áp lực cao về hiệu quả sản xuất kinh doanh, một phần các chỉ tiêu đánh giá chưa phản ánh đúng hiệu quả thực sự theo thị trường nên tỷ suất sinh lời trên vốn hay tài sản của nhà nước là thấp và không hiệu quả.

Để khắc phục điều này, Nhà nước cần có cơ chế khoán về hiệu quả sản xuất kinh doanh kèm với hiệu quả sử dụng vốn hoặc tài sản của Nhà nước. Chẳng hạn, doanh thu của một tập đoàn nhà nước có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế vài trăm tỉ đồng, nhưng nếu đó là kết quả từ một lượng vốn được giao quản lý hàng chục ngàn tỉ đồng thì hiệu quả có thể nói là không có, thậm chí làm thất thoát lãng phí.

Do đó, cần có cơ chế khoán trực tiếp cho lãnh đạo đơn vị và đơn vị, ngoài các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thì cần tính đến các chỉ tiêu như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kể cả lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Nếu vượt chỉ tiêu được khoán, lãnh đạo cùng đơn vị đó sẽ được chia sẻ phần vượt trội, và đương nhiên, nếu không đạt được (sau nửa nhiệm kỳ chẳng hạn), sẽ phải bị thay thế bởi ứng viên khác và có thể bị thu hẹp lại nguồn vốn (quy mô).

Cơ chế khoán, một cách nào đó sẽ khiến người lãnh đạo đơn vị DNNN phải năng động hơn, sử dụng những người có chuyên môn tốt nhất có thể, để giúp đơn vị có thể đạt và vượt kế hoạch mục tiêu. Trong những trường hợp đơn vị có khả năng đầu tư nhưng đó không phải là chuyên môn của mình, thì cần ủy thác đầu tư ở những đơn vị chuyên nghiệp trên thị trường. Một khi quyền lợi thiết thực của người lãnh đạo đơn vị được gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn được Nhà nước ủy quyền giao quản lý, trong đó có cả trách nhiệm giải trình, thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước sẽ được nâng cao.

Đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cho biết, tính đến 31-12-2016 có 18 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước (DNNN) có dự án đầu tư ra nước ngoài (110 dự án), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,6 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, vốn thực hiện hơn 7 tỉ.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DNNN còn thấp: 25,5% dự án báo lỗ năm 2016, 29% dự án lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2016, 46,4% dự án không có báo cáo về doanh thu - lợi nhuận. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu đô la.

Báo cáo cho biết, nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh chính phủ dẫn tới việc phải dừng dự án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.

T.H

Điệp khúc “vi phạm kỷ luật ngân sách” - bao giờ chấm dứt?

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đang chịu nhiều sức ép. Một mặt, ông phải đối diện với các khoản chi ngày càng lớn, nhu cầu chi ngày càng cao; mặt khác, các khoản thu ngày càng phải dồn về nội địa, gây bức xúc cho dân chúng.

Ông Dũng cam kết tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra: “Chúng tôi tiếp tục siết chặt kỷ luật chi ngân sách, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính...”. Cam kết đó, thật đáng tiếc, được đưa ra nhiều lần ở nhiều nhiệm kỳ mà vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Sáng ngày 10-11-2016, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, theo đó, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2 triệu tỉ đồng, trong đó có 300.000 tỉ đồng là vốn đối ứng cho ODA. Kết quả này đạt được sau rất nhiều cân nhắc, thậm chí là sức ép từ rất nhiều bên, bởi trước đó, con số mà các bộ ngành, địa phương đề xuất lên đến 4 triệu tỉ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay các mức trần tài chính này đã bị phá vỡ.

Trong báo cáo số 46 ngày 25-1-2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Kiểm toán Nhà nước, cơ quan này cho biết nhu cầu vốn đối ứng cần bổ sung thêm là 109.630 tỉ đồng, dẫn đến “vi phạm” hạn mức vốn 300.000 tỉ đồng nói trên. Trong số đó, 72.680 tỉ đồng phát sinh nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; 36.950 tỉ đồng giải ngân cao hơn dự toán trung hạn.

Kiểm toán Nhà nước kết luận, những khoản chi này có thể vượt 36.950 tỉ đồng so với hạn mức đã giao 270.000 tỉ đồng (đã trừ 10% dự phòng), hoặc vượt 6.950 tỉ đồng so với hạn mức vốn trung hạn Quốc hội đã thông qua 300.000 tỉ đồng (gồm 10% dự phòng).

Không chỉ có ODA, kỷ luật ngân sách còn bị vi phạm qua chi chuyển nguồn (năm 2016 sang năm 2017 là 279.387 tỉ đồng) và nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo luật, các khoản nợ này phải được thanh toán hết năm 2016, nhưng trên thực tế là không.

Theo Kiểm toán Nhà nước, số nợ xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn ngân sách địa phương của các địa phương “chưa được tổng hợp báo cáo”; một số bộ, ngành và địa phương còn để phát sinh nợ đọng XDCB 14.614 tỉ đồng.

Trong khi đó, Chính phủ vẫn tiếp tục phải vay nợ. Bộ trưởng Tài chính cho biết số vốn phải vay để cân đối ngân sách trung ương năm 2018 là 341.770 tỉ đồng; còn nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ năm nay khoảng 275.330 tỉ đồng.

Giải trình tại Quốc hội tuần trước, ông Dũng nói: “Tình trạng chấp hành kỷ luật ngân sách nhà nước ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, kể cả tại trung ương và địa phương, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp...”. Vì sao kỷ luật ngân sách nhà nước lại chưa nghiêm? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính với ngân khố quốc gia?

Tư Giang

Võ Đình Trí

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98