Yếu tố vĩ mô nào cản trở đà tăng của chứng khoán Việt

15/06/2018 09:07
15-06-2018 09:07:19+07:00

Yếu tố vĩ mô nào cản trở đà tăng của chứng khoán Việt

Bước sang năm 2018, mặc dù Chính phủ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng 6.5-6.7%/năm. Tuy nhiên trước những diễn biến tích cực quý 4/2017 khiến nhiều tổ chức, định chế tài chính cả trong và ngoài nước đều có dự báo tích cực. Ngân hàng Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng 7.1%, Standard Chartered dự báo tăng 6.8%, ngay mới đây Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo với mức tăng trưởng là 6.8%.

Trên cơ hội này cùng với những yếu tố vĩ mô khả quan là cơ sở cho nhiều dự báo về thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2018 đều ở trạng thái tích cực. Hầu hết các công ty chứng khoán, các chuyên gia đều vô cùng lạc quan với mức điểm mà thị trường sẽ đạt được trong năm nay là khoảng 1,200-1,300 điểm, cá biệt có kỳ vọng hơn nữa với mục tiêu có thể đạt 1,500 điểm.

Và sự kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) dường như không sai khi tăng trưởng GDP quý 1/2018 tiếp tục tạo ra bất ngờ với mức tăng đến 7.38% cao nhất trong 10 năm qua. Triển vọng tươi sáng này cộng với một loạt các kế hoạch thoái vốn và M&A đã giúp TTCK có thêm 1 quý thăng hoa. Chỉ riêng quý 1/2018, TTCK đã tăng trưởng gần 20% và chính thức trở thành thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới. VN-Index kết thúc quý 1 đạt 1,174.46 điểm tăng 19.3% còn HNX-Index tăng 13.3%.

Tuy nhiên, bước sang quý 2, TTCK bất ngờ giảm mạnh mất đến hơn 20% giá trị biến một thị trường tốt nhất thành thị trường tồi tệ nhất chỉ trong hơn 1 tháng điều chỉnh. Tác nhân lớn của nhịp giảm này đến từ nhiều yếu tố, từ định giá quá cao, sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là khối ngoại khi họ liên tiếp bán ra và bán quyết liệt. Họ tập trung bán hầu hết những cổ phiếu lớn như VIC, HPG, VNM, GAS... khiến TTCK giảm nhanh chóng. Chỉ thời gian ngắn, khối ngoại đã bán ra hàng trăm triệu USD và nếu không có thương vụ VHM (Vinhomes) thì đây là giai đoạn bán ròng lớn nhất của khối này.

Tại sao khối ngoại lại dồn dập bán như vậy? Câu trả lời đơn giản chính là mối quan ngại của NĐT toàn cầu về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, đặc biệt là khả năng cao Fed sẽ nâng 4 lần trong năm nay thay vì 3 lần như năm 2017. Đồng USD tăng vọt 7% từ mức đáy lên 94.4 điểm đồng thời đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm lên mức cao kỷ lục 3.11%. NĐT bắt đầu xu thế “risk off” khỏi kênh đầu tư rủi ro về ít rủi ro hơn, có nghĩa dòng tiền rời bỏ kênh đầu tư cổ phiếu tại các quốc gia mới nổi và chuyển sang kênh trái phiếu hoặc tiền gửi với lợi suất cao và an toàn.

Thống kê cho thấy nhiều thị trường trên toàn cầu đồng loạt bị rút vốn đặc biệt là thị trường mới nổi. Hầu hết các đồng tiền lớn đều mất giá so với USD, trong đó EUR giảm 6.7% kể từ mức đỉnh năm 2018, GBP giảm 7.4% JPY giảm 3.4%. Trong khu vực ASEAN, các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề là Malaysia, Indonesia hay Philipines. Việt Nam dù chưa có thống kê rút vốn nhưng tỷ giá trở nên nóng hơn và tăng khoảng gần 1% so với đầu năm. Đầu tháng 6 vừa qua NHNN cũng buộc phải điều chỉnh lại tỷ giá trung tâm giảm nhẹ nhằm hạ nhiệt và ổn định lại.

Như vậy chỉ với 1 sự kiện này đang cho thấy những áp lực ngày càng gia tăng trong thời gian tới. Xem xét ở nhiều góc độ cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta có thể nhận thấy một số rủi ro lớn sẽ tác động mạnh đến tình hình vĩ mô như sau:

Đầu tiên là cuộc chiến thương mại và chính sách bảo hộ đang có tác động ngày một rõ đến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử trong khi đây lại là nhóm tạo động lực tăng trưởng chính cho Việt Nam. Hai ông lớn là SAMSUNG và LG có thể chịu tác động này buộc phải giảm sản xuất tại Việt Nam. Hệ quả có thể nhận thấy là sự sụt giảm đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của khối FDI. Trong đó, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp, công nghiệp chế biến, chế tạo những tháng cuối năm khó duy trì tốc độ tăng như cùng kỳ năm trước... sẽ là những rào cản hạn chế tăng trưởng.

Ngành khai khoáng không có nhiều cải thiện mặc dù giá dầu tăng lên hơn 40%, cao nhất trong 2 năm. Tổng sản lượng dầu thô khai thác tháng 5 là 1.02 triệu tấn, xấp xỉ bằng trung bình năm và giảm 13% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng khí và than cũng giảm 9.1% và 0.5%. Nhiều khả năng ngành khai khoáng sẽ kéo giảm tăng trưởng GDP trong quý 2, đảo ngược vị thế nâng đỡ GDP của ngành trong quý.

Thứ hai là việc Mỹ tiếp tục tăng lãi suất lên mức cao hơn dự báo của nhiều người. Ngày 13/4 vừa qua, Mỹ chính thức nâng lãi suất lần thứ 2 lên mức 1.75%-2% và có nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng thêm 2 lần nữa đưa mức lãi suất lên 2.25-2.5%. Đây là một mức lãi suất có thể khiến cho hoạt động vay nợ trở nên khó khăn hơn bởi chi phí. Nhiều quốc gia vay nợ bằng đồng USD càng chịu nhiều áp lực trong bối cảnh kinh tế chịu sức ép. Khi đó sức ép này sẽ bắt đầu tác động mạnh lên tỷ giá, lạm phát và cuối cùng là chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Mặc dù Việt Nam có dự nợ vay nước ngoài vẫn ở mức thấp và có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để can thiệp tỷ giá. Dù vậy vẫn có những rủi ro nhất định với tỷ giá nếu như thâm hụt ngân sách, nhập siêu và rút vốn của NĐT nước ngoài diễn ra.

Thứ ba là giá cả hàng hóa nguyên liệu đang tăng chóng mặt thời gian gần đây khiến mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trở nên khó khăn hơn. CPI tháng 5 tăng 0.55% sau 2 tháng giảm và tăng thấp. Mức tăng này xấp xỉ bằng tháng 5/2016 nhưng cao hơn nhiều mức giảm 0.53% của tháng 5/2017. Chỉ với xăng dầu và thịt lợn đã khiến lạm phát tăng cao trong tháng 5 này.

Sau cú bứt tốc của quý 1, lực cản với tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã xuất hiện nhiều hơn. Hàng loạt các yếu tố bất lợi nêu trên có thể khiến tăng trưởng của các quý tới sẽ giảm tốc. Mặc dù Chính phủ cũng đã dự báo điều này và đặt mục tiêu cố gắng duy trì tăng trưởng 6.7% nhưng điều đó báo hiệu những thách thức phía trước.

TTCK vốn nhạy cảm, nếu như một biến nào trong tất cả các biến như GDP, CPI, tỷ giá, lãi suất xấu đi đều tác động mạnh đến TTCK. Khi đó thay vì kỳ vọng lớn NĐT sẽ thận trọng hơn và đo lường tiếp các biến động để hành động thay vì mạo hiểm với thị trường. Đặc biệt TTCK dựa rất lớn vào dòng tiền ngoại và dòng tiền margin làm đòn bẩy nên chỉ một thay đổi mọi thành quả sẽ tan biến chỉ trong 1-2 tháng như đã từng diễn ra. Mặc dù chứng kiến nhịp giảm mạnh tháng 4-5 nhưng kỳ vọng về thị trường chứng khoán trong năm 2018 không có nhiều thay đổi, mục tiêu cuối năm sẽ chinh phục mốc đỉnh cũ 1,211 điểm. TTCK là phản ánh kỳ vọng nhưng giữa kỳ vọng và thực tế luôn khác nhau đặc biệt.

Nguyễn Hữu Bình - Phó Giám đốc đầu tư Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98