Bi hài câu chuyện đầu tư của "dân chứng" Trung Quốc

24/07/2018 16:48
24-07-2018 16:48:45+07:00

Bi hài câu chuyện đầu tư của "dân chứng" Trung Quốc

Để hiểu được sự bực tức của nhà đầu tư Trung Quốc với thị trường chứng khoán, hãy nhìn vào những câu chuyện hài đầy châm biếm trên mạng hiện nay.

“Khi mẹ dẫn tôi tới trường mẫu giáo, chỉ số Shanghai Composite chỉ ở mức hơn 2,000 điểm một chút; rồi khi mẹ đưa tôi tới trường trung học, chỉ số Shanghai Composite cũng vẫn ở mức hơn 2,000 điểm một chút; đến lúc mẹ tham dự lễ tốt nghiệp của tôi, Shanghai Composite cũng chẳng khá khẩm hơn (hơn 2,000 điểm một chút). Tôi ước mẹ tôi trẻ mãi không già, như chỉ số Shanghai Composite vậy”. (Một câu chuyện cười được lan truyền quanh Ngày của Mẹ vào giữa tháng 5/2018)

"Lời thề nguyện về tình yêu chân thành nhất của người chồng là gì? Là hứa hẹn rằng anh sẽ chỉ ly hôn sau khi lấy lại được những gì đã mất trên thị trường chứng khoán".

"Những thiếu niên đầy tham vọng sẽ thấy gì ở mình trong năm 2035? Nói với môi giới của họ mua cổ phiếu lúc Shanghai Composite ở mức 2,000 điểm" – tức thấp hơn 30% so với mức đóng cửa ngày thứ Hai (23/07/2018), gần bằng với mức 10 năm về trước (năm 2008).

Nhà đầu tư cá nhân đóng góp tới 85% khoản giao dịch cổ phiếu tại Trung Quốc, nhưng một số đã rời bỏ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ngập lặn trong thị trường con gấu thứ 8 trong 10 năm vừa qua. Bên cạnh những lời bông đùa đầy châm biếm của nhà đầu tư thì tâm lý bi quan được thể hiện rõ nhất thông qua giá trị giao dịch thấp nhất trong gần 4 năm, đà tăng của trái phiếu, tỷ trọng cổ phiếu trong các quỹ tương hỗ ở mức thấp nhất kể từ năm 2003 và số lượng tài khoản chứng khoán mới tăng chậm lại.

Thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã mất gần 2 ngàn tỷ USD so với tháng 1/2018 vì nhà đầu tư lo ngại tín dụng thắt chặt và xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động nặng nề tới một nền kinh tế vốn đang trong quá trình giảm tốc. Khi khởi đầu tốt đẹp năm 2018 nhanh chóng phai nhạt, 141 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng ít quan tâm hơn tới chứng khoán. Theo dữ liệu của UBS Group AG, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chỉ 2% thị trường Trung Quốc.

“Chứng khoán không phải là khoản đầu tư hiệu quả cao ở Trung Quốc”, Li Wei, nhà biên kịch phim tự do ở Kunming (phía Nam Trung Quốc), nhận định. Ông đã bán tất cả cổ phiếu trong tháng 1/2018. “Vấn đề của thị trường chứng khoán Trung Quốc là nó quá trẻ. Nó giống như kiểu một thiếu niên hiếu động vậy”.

Thị trường cổ phiếu Trung Quốc mang tính đầu cơ và giá trị giao dịch hàng ngày khá cao, đạt mức kỷ lục 2,400 tỷ Nhân dân tệ (353 tỷ USD) tại mức đỉnh điểm trong năm 2015. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống chỉ còn 400 tỷ Nhân dân tệ trong giai đoạn 4-6/2018, mức thấp nhất kể từ quý 3/2014.

Tỷ trọng cổ phiếu trong các Quỹ tương hỗ Trung Quốc chỉ chiếm 13% trong quý 2/2018, thấp hơn mức 15% hồi tháng 3/2018, theo một báo cáo phân tích của China International Capital Corp. gần đây. Trong khi đó, nhà đầu tư đổ xô qua tài sản an toàn hơn: Trái phiếu. Tỷ trọng trái phiếu đã nhảy vọt lên mức 42%, cao nhất trong 6 năm. Kết quả là lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm rơi xuống đáy 15 tháng trong tuần trước.

Nhiều phương án đầu tư khác có lời hơn. Trong khi cổ phiếu của nhà sản xuất rượu Kweichow Moutai tăng khoảng 500% kể từ năm 2008, thì việc tích trữ một chai rượu lâu năm của Công ty này còn sinh lợi cao hơn thế. Nhà đầu tư chứng khoán có rất ít sự lựa chọn. Đối mặt với các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt, phần lớn đều bị hạn chế khi mua các cổ phiếu như các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước hoặc các ông lớn công nghiệp – hai nhóm này chiếm tới 50% chỉ số bluechip CSI 300.

Mặc dù họ có khả năng mua các cổ phiếu như Tencent Holdings thông qua liên kết cổ phiếu với Hồng Kông, nhưng lại bị ràng buộc bởi mức giới hạn hàng ngày và yêu cầu tài khoản tối thiểu. Việc thử nghiệm một loại chứng khoán mới – với mục tiêu mang các ngôi sao công nghệ trở về quê nhà – không mấy thành công sau khi ứng cử viên đầu tiên là Xiaomi đã không thể đáp ứng các điều kiện của các cơ quan quản lý.

Lan Qichang – người làm việc trong ngành công nghệ ở Thâm Quyến – cho biết ông thà mua cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn Nasdaq hoặc ở Hồng Kông hơn là cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục.

“Tôi bị ngợp trong thị trường cổ phiếu loại A của Trung Quốc, với nhiều những công ty năng lượng Nhà nước và những nhà sản xuất linh kiện mơ hồ, những cái tên mà tôi chưa từng nghe tới”, người đàn ông 27 tuổi này cho biết. “Đây là một nơi hành động rất phi lý. Rất ít nhà đầu tư thực sự nghiên cứu về khoản đầu tư của họ”.

Những lý do để lạc quan

Vẫn có những điểm sáng ở thị trường này. Các lĩnh vực như y tế và hàng tiêu dùng tăng hơn 3 lần trong thập kỷ vừa qua, mặc dù nhóm cổ phiếu hàng hóa tiêu dùng quay đầu giảm trong tháng này. Những cổ phiếu có cổ tức, dự báo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất đều có thành quả vượt trội, qua đó cho thấy các yếu tố cơ bản là cực kỳ quan trọng. Bất kỳ ai đã mua cổ phiếu Jiangsu Hengrui Medicine Co. Ltd. trong năm 2008 sẽ có tỷ suất sinh lợi khoảng 1,178%.

Ngoài ra, cũng có dấu hiệu cho thấy dòng tiền thông minh đang chuẩn bị đổ vào khi mức định giá giảm mạnh. Các quỹ đầu cơ Trung Quốc lên tiếng rằng họ đang mua thêm cổ phiếu. Quỹ tài sản quốc gia Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư ở quê nhà, và thậm chí quỹ hưu trí Australia cho biết họ đang xây dựng vị thế lớn đầu tiên từ trước đến nay. Những nhà đầu tư giá lên (bull) dẫn ra kỳ vọng về lợi nhuận doanh nghiệp là lý do để lạc quan về thị trường.

Dù vậy, ký ức đau thương vẫn ám ảnh những ai đã mất sạch mọi thứ trong giai đoạn bùng nổ rồi sụp đổ 3 năm về trước.

"Tôi mất hết hy vọng vào thị trường chứng khoán Trung Quốc”, Liu Junmin, một người nghỉ hưu ở Bắc Kinh và từng giao dịch cổ phiếu cho tới năm 2015, cho hay. Sau cú đổ đèo năm 2015, ông không còn muốn đầu tư vào chứng khoán. “Những nhà đầu tư nhỏ lẻ như tôi không hề có cơ hội vì việc nắm bắt cơ hội thích hợp để nhảy vào và đi ra khỏi thị trường là bất khả thi”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông trùm điện thoại Huawei hồi sinh trong năm 2023, lãi tăng gấp đôi

Gã khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies cho biết lãi ròng tăng hơn 114% trong năm 2023, với toàn bộ mảng kinh doanh đều tăng trưởng.

S&P 500 ghi nhận quý 1 tăng tốt nhất kể từ năm 2019

Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào ngày thứ Năm (28/03), ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất trong 5 năm.

JPMorgan: Thị trường chứng khoán Mỹ đã quá đông đúc, có thể lao dốc bất kỳ lúc nào

Đi ngược với xu hướng lạc quan trên Phố Wall, vị chuyên gia tại JPMorgan cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể quay đầu bất kỳ lúc nào khi giá cả đã phản ánh nhiều yếu tố...

Dow Jones tăng hơn 450 điểm, S&P 500 lập kỷ lục mới

Chỉ số S&P 500 khởi sắc vào ngày thứ Tư (27/03), khép phiên tại mức cao kỷ lục khi chỉ số này hướng đến ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất kể từ năm 2019.

Bán tháo hơn 6 tỷ USD, khối ngoại tháo chạy khỏi chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan vẫn chưa thể hồi sinh như kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Ba (26/03).

Hàng loạt lãnh đạo Boeing từ chức giữa khủng hoảng về dòng máy bay 737 Max

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an toàn của dòng máy bay 737 Max, Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO của Boeing vào cuối năm nay.

Dow Jones giảm hơn 150 điểm vào đầu tuần

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Hai (25/03) để khởi đầu một tuần giao dịch rút ngắn, khi đà leo đốc đưa Phố Wall lên các mức cao kỷ lục tạm dừng.

Thị trường IPO Hồng Kông chờ được ‘hâm nóng’ bởi các chuỗi trà sữa

Sau nhiều năm suy giảm, thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hồng Kông trông chờ vào các thương vụ niêm yết sắp tới của nhiều chuỗi cửa hàng...

Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Sáu (22/03), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay sau những phiên lập kỷ lục liên tiếp.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98