Doanh nghiệp niêm yết vật lộn với tái cấu trúc (Kỳ 1)

24/07/2018 13:00
24-07-2018 13:00:00+07:00

Doanh nghiệp niêm yết vật lộn với tái cấu trúc (Kỳ 1)

Dù được coi là cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp trong tình cảnh khó khăn, tái cấu trúc vẫn là bài toán khó khi không phải doanh nghiệp nào cũng trở mình thành công.

Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình làm mới doanh nghiệp toàn diện, từ thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại bộ máy đến văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính cạnh tranh nhằm phát triển doanh nghiệp. Hoạt động này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp bị chững lại trên đà phát triển hoặc ở trường hợp xấu hơn là buộc phải làm để tránh bị sụp đổ.

Tái cấu trúc vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp. Ảnh: Internet.

Tái cấu trúc là cơ hội “hồi sinh” nhưng không phải đơn vị nào cũng thành công bởi có nhiều trường hợp còn gặp khó khăn thậm chí là thất bại. Ngay trên sàn chứng khoán, cũng có nhiều doanh nghiệp lấy tái cơ cấu là kim chỉ nam trong cơn khó khăn. Tuy nhiên, khi nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh tại một số doanh nghiệp, người ta không khỏi nghi ngại về mức độ thành công của cuộc “thay máu” tại những doanh nghiệp này.

NVT: Loay hoay với công ty con

Trong tình cảnh kinh doanh khó khăn kéo dài nhiều năm, việc đẩy mạnh tái cơ cấu tài chính bằng cách chuyển nhượng dự án và phát hành trái phiếu chuyển đổi tái cấu trúc nợ vay được coi là cứu cánh tại CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT). Ghi nhận trong Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2017, Công ty cần phải xác định nhanh chóng chuyển nhượng các dự án Emaralda Ninh Bình, Six Senses Saigon River để tái cơ cấu tài chính, đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu và giải quyết tình trạng khó khăn do thiếu vốn. Phương hướng này là hoàn toàn có căn cứ khi tính đến 31/12/2016, tài sản dở dang dài hạn chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của Công ty, chủ yếu nằm tại dự án Six Senses Saigon River.

Cũng tại thời điểm này, nợ phải trả của NVT ở mức 451.8 tỷ đồng, chiếm hơn 34% tổng tài sản của Công ty, tăng nhẹ so với cuối năm 2015. Tuy vậy, NVT vẫn duy trì cơ cấu nợ/tổng tài sản xấp xỉ 30% trong nhiều năm liền.

Cơ cấu nợ vay của NVT giai đoạn từ 2012-2017

Với chiến lược trên, trong năm 2017, Công ty đã thoái vốn ồ ạt tại nhiều công ty liên kết. Điển hình, có thể kể tới thương vụ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp chiếm 90% vốn điều lệ Công ty TNHH Hai Dung, đơn vị triển khai dự án Six Senses Saigon River, chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần và khoản cho vay của Công ty tại CTCP Thương mại và Dịch vụ Danh Việt đánh dấu cho bước đầu tái cấu trúc của NVT.

Tuy nhiên, ngay bước khởi đầu (quý 2/2017), Công ty ghi nhận lỗ ròng 296 tỷ đồng mặc dù doanh thu trong kỳ này ghi nhận tăng 41% lên mức 55 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là hoạt động thanh lý các khoản đầu tư vào công ty liên kết khiến công ty lỗ thêm 28 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty phải lập thêm 10 tỷ đồng dự phòng đầu tư khác vào Công ty Tân Phú – đơn vị sở hữu dự án Emerald Ninh Bình. Đi kèm với đó là khoản dự phòng phải thu từ Công ty Tân Phú là 246 tỷ đồng kéo chi phí quản lý trong kỳ tăng vọt.

Kết quả kinh doanh năm 2017, NVT ghi nhận lỗ ròng tới hơn 479 tỷ đồng chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp và chi tài chính tăng cao.

Kết quả kinh doanh của NVT giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: tỷ đồng

Mới đây, HĐQT của Công ty lại tiếp tục thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp ứng với 40.21% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn Bắp để bổ sung vốn cho hoạt động của Công ty với tổng giá trị chuyển nhượng không thấp hơn 76 tỷ đồng.

Sau khi thoái luôn phần vốn ở Cồn Bắp, NVT sẽ chỉ còn nắm trong tay dự án Six Senses Ninh Van Bay và dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt (Lac Viet New Tourist City). Trong đó, Dự án Lạc Việt vẫn đang trong giai đoạn xin cấp phép.

Trong khi đang loay hoay với các khoản đầu tư không hiệu quả, có vẻ như NVT vẫn chưa tìm ra lối thoát thật sự khi kết quả quý 1/2018, Công ty chỉ lãi ròng gần 6 tỷ đồng trong khi vẫn ôm cục lỗ 689 tỷ đồng từ năm 2017.

Hồi tháng 3/2018, cổ phiếu này bất ngờ tăng trần nhiều phiên liên tiếp, đạt đỉnh 7,070 đồng/cp (23/03/2018). Tuy nhiên sau đó sụt giảm mạnh trở về mức giá 4,700 đồng/cp (28/06/2018) và dao động ở vùng giá này một thời gian dài. Đầu tháng 7/2018, giá cổ phiếu NVT bất ngờ tăng mạnh nhiều phiên liền lên mức đỉnh 6,420 đồng/cp (09/07/2018) sau đó sụt giảm trở lại. Chốt phiên 23/07, mỗi cổ phiếu NVT ở mức giá 5,000 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu NVT kể từ khi niêm yết

HQC: Tái cấu trúc chưa được như mong đợi do chiến lược kinh doanh có vấn đề?

Còn với CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC), trong năm 2017, Công ty lên kế hoạch thoái vốn các công ty con để tránh sở hữu chéo. HQC cũng quyết định mua vào 6 triệu cổ phiếu quỹ để gia tăng niềm tin trên thị trường. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ 2017, Công ty sẽ thực hiện phát hành trái phiếu gọi thêm 2,000 tỷ đồng vốn cho các dự án đầu tư. Một giải pháp khác của HQC là đa dạng hóa sản phẩm. Dự kiến nhà ở xã hội tiếp tục mang về 50% doanh thu, còn lại sẽ là những dự án phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản vừa ở vừa kinh doanh, căn hộ, khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi.

Tuy vậy, với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt 367 tỷ đồng và 65.3 tỷ đồng, HQC chỉ mới thực hiện được hơn 18% kế hoạch doanh thu và 32.65% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho năm 2017. Sang nửa đầu năm 2018, HQC ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 214 tỷ đồng, giảm hơn 53% so với cùng kỳ năm trước. Về mặt lợi nhuận, lãi sau thuế của Công ty đạt hơn 21 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh của HQC giai đoạn 2013-2017

Về phương diện giá cổ phiếu, HQC chắc hẳn khiến nhiều nhà đầu tư phải thất vọng khi chỉ được giao dịch quanh mức giá 2,000 đồng/cp trong một năm qua với xu hướng đi xuống. Tính tới phiên 23/07, mỗi cổ phiếu HQC chỉ còn ở mức giá hơn 1,890 đồng/cp, bay hơi hơn 42% thị giá so với một năm trước.  

Diễn biến giá HQC kể từ khi niêm yết

Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên 2018, Chủ tịch Trương Anh Tuấn thừa nhận chiến lược của Công ty trong năm 2016-2017 cũng có vấn đề gì đó liên quan đến nhà ở xã hội, liên quan đến thị trường, trong khi đây là những năm thị trường bất động sản sôi động thì cổ phiếu lại giảm. Sau khi nhận góp ý từ nhiều chuyên gia và nhìn lại năng lực của HQC, Công ty xác định sẽ tái cấu trúc toàn diện. Theo đó, sẽ không hoạt động ở mảng giáo dục, thoái vốn ở tất cả các lĩnh vực như tài chính, thiết kế, xây dựng, định giá, luật… Mà chỉ tập trung vào đầu tư phát triển bất động sản, giảm nhiều ở mảng nhà ở xã hội, tập trung bất động sản thương mại, nghỉ dưỡng, nông nghiệp.

Còn tiếp...

Chí Kiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98