WHO: Nên cân nhắc áp thuế lên nước ngọt

14/07/2018 11:00
14-07-2018 11:00:00+07:00

WHO: Nên cân nhắc áp thuế lên nước ngọt

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt theo đề xuất của Bộ Tài chính có thể kéo theo tác động tiêu cực tới ngành đồ uống.

Theo dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế giá trị gia tăng (VAT), nước ngọt có đường được đề xuất áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT thêm 2%. Đồ uống có đường được liệt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lý do “ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.

Đề xuất này nhận được ý kiến trái chiều từ các doanh nghiệp, tổ chức. Trong báo cáo mới nhất về các bệnh không lây nhiễm năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng việc đánh thuế lên thực phẩm, đồ uống có đường không phải cách duy nhất giải quyết tình trạng béo phì, đảm bảo sức khoẻ cho người dùng. Theo đó, các thành viên WHO cho rằng nước ngọt không phải là nguyên nhân duy nhất đối với một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và ung thư. Ngược lại, bốn nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh này là thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động.

Tổ chức này khuyến nghị, thay vì áp thuế lên sản phẩm cụ thể, Chính phủ nên đầu tư vào nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế; tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động y tế, giáo dục người dân về lối sống, rèn luyện thể lực…

Bộ Tài chính đang đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với mặt hàng đồ uống có đường, trừ sữa.

Phản đối đưa nước ngọt vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nêu tại diễn đàn doan nghiệp VBF giữa kỳ 2018 mới tổ chức. Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng hiện không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc đánh thuế sẽ giúp cho người Việt Nam có sức khoẻ tốt hơn, ngược lại có thể tạo ra các tác động tiêu cực tới ngành đồ uống.

Ông dẫn chứng hiện có khoảng 40 quốc gia áp thuế đặc biệt với nước ngọt, song hiệu quả của chính sách thuế này chưa được chứng minh ở bất kỳ quốc gia nào. Chưa kể, một số quốc gia đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt đã bỏ chính sách này sau nhiều năm áp dụng, như Đan Mạch, do không đạt được mục tiêu về thu thuế. Cách đây một tháng các nhà lập pháp California (Mỹ) đã bỏ phiếu cấm ban hành các loại thuế đánh vào nước ngọt ít nhất tới năm 2031.

“Chính phủ Việt Nam không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt vì sẽ tạo ra các tác động tiêu cực đến ngành đồ uống. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc đánh thuế sẽ giúp cho người Việt Nam có sức khỏe tốt hơn”, ông nói.

Trước kiến nghị của đại diện doanh nghiệp nước ngoài, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai “hứa” cho biết sẽ tiếp thu để nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách.

Thực tế, đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế ngay khi vừa được công bố cũng không nhận được sự đồng thuận từ các bộ ngành. Văn bản góp ý của Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính giải trình rõ hơn sự cần thiết đưa nước ngọt vào hàng hóa tính thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như lý do cần thiết để hạn chế mặt hàng này.

Còn Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường... Chỉ khi có những đánh giá đầy đủ trên, theo Bộ Kế hoạch, mới có căn cứ thuyết phục về việc áp thuế.

Anh Minh

VNEXPRESS





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Năm 2024 Chính phủ lên kế hoạch vay, trả nợ công tối đa 676,057 tỷ đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn...

Tổng cục Thuế: 15,931 cửa hàng đã thực hiện xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, sau gần 4 tháng triển khai, tính đến ngày 02/04/2024, có 15,931/15,935 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc đã...

Nâng mức giảm trừ gia cảnh: Dân mong chờ từng ngày

Người dân, chuyên gia đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để giảm bớt khó khăn của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập...

Làm thêm tăng được chục triệu thu nhập, thuế TNCN trừ mất luôn khoản tiết kiệm

Mong thoát cảnh ở trọ, chị Hoài nhận thêm nhiều công việc hơn ở cơ quan để tăng thu nhập. Khi lương đổ về tài khoản, chị cảm thấy "choáng" khi nhìn số tiền thuế thu...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98