Bán hàng "không thương hiệu", startup thương mại điện tử được định giá 500 triệu USD

09/08/2018 08:54
09-08-2018 08:54:05+07:00

Bán hàng "không thương hiệu", startup thương mại điện tử được định giá 500 triệu USD

Lấy cảm hứng từ thương hiệu Muji của Nhật Bản, Brandless Inc. giữ mọi thứ đơn giản. Công ty này bán khoảng 300 mặt hàng trên website, chủ yếu là sản phẩm hữu cơ với giá 3 USD/món.

Các sản phẩm giá khoảng 3 USD của Brandless - Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, chiến lược của công ty là mỗi sản phẩm chỉ có một loại duy nhất và không có thay thế. Theo đó, website của Brandless (trong tiếng Anh là Không thương hiệu) chỉ bán duy nhất một loại kem đánh răng, giấy lót ly, giấy vệ sinh...

Dù có bề ngoài không mấy bắt mắt, công ty này đưa ra mức giá hợp lý cho những sản phẩm có vẻ cao cấp (sốt mỳ ý hữu cơ, nước rửa bát không độc, snack rau không gluten), rẻ hơn nhiều so với sản phẩm tương tự trên Amazon hoặc một số nơi khác.

Việc cạnh tranh với Amazon Inc. có vẻ xa vời với Brandless, nhưng startup này đủ hấp dẫn để giành được khoản đầu tư 240 triệu USD từ quỹ Vision Fund 100 tỷ USD của SoftBank.

Tina Sharkey, giám đốc điều hành (CEO) của Brandless cho biết công ty này không xem Amazon là một đối thủ trực tiếp. "Amazon là cửa hàng bán mọi thứ, còn chúng tôi là bộ sưu tập được tuyển chọn kỹ hơn".

Giấy vệ sinh "không thương hiệu" của Brandless.

Sharkey, người sáng lập mạng xã hội trực tuyến iVillage và điều hành trang web BabyCenter, thành lập Brandless vào năm 2014 tại Francisco với Ido Leffler - nhân vật kỳ cựu trong ngành bán lẻ người Australia.

Sharkey từng làm 3 năm với vai trò đối tác tại Sherpa Capital - công ty tập trung vào các startup định hướng tiêu dùng. Sherpa hiện là một trong các nhà đầu tư của Brandless.

Sau khi ra mắt, Brandless nhanh chóng huy động được 51 triệu USD trong 3 vòng gọi vốn, từ các nhà đầu tư bao gồm NEA, Redpoint, GV, và một số ngôi sao bóng rổ nổi tiếng Steph Curry và Nick "Swaggy P" Young. Tuy nhiên, khoản đầu tư 240 triệu USD từ SoftBank đánh dấu bước tiến mới của startup 4 năm tuổi này.

Không tiết lộ số liệu về khách hàng và doanh thu, Sharkey cho biết sẽ tập trung vào việc xây dựng cộng đồng giữa các khách hàng của công ty, giúp những người yêu thích BabyCenter hay iVillage cảm thấy quen thuộc. Ví dụ, Brandless sẽ đăng tải các công thức nấu ăn của khách hàng đi kèm sản phẩm trên website hoặc mở các gian hàng theo mùa. 

Đồng sáng lập Brandless - Tina Sharkey và Ido Leffler.

Jeff Housenbold, đối tác quản lý của SoftBank, đã gia nhập hội đồng quản trị của Brandless, cho biết việc tập trung vào dữ liệu và khả năng tạo hiệu ứng tốt đối với các sản phẩm tiêu dùng là những nhân tố quan trọng giúp Brandless bán hàng.

Dù SoftBank đã sở hữu cổ phần lớn tại nhiều công ty thương mại điện tử trên thế giới, gồm Flipkart.com của Ấn Độ, Alibaba của Trung Quốc, nhưng Brandless mới là khoản đầu tư thứ 2 vào lĩnh vực này tại Mỹ của tập đoàn Nhật. Khoản đầu tiên là 1 tỷ USD vào hãng thời trang thể thao Fanatics Inc.

Tuy nhiên, Sucharita Kodali, nhà phân tích tại Forrester Research Inc, cho rằng bởi các sản phẩm của Brandless mang lại lợi nhuận thấp nên sẽ bị đắt khi vận chuyển.

"Họ cần thúc đẩy khách hàng thêm nhiều sản phẩm vào giỏ hàng để tối ưu hóa các chi phí hoặc phải nâng lợi nhuận lên", Kodali nói. "Yếu tố then chốt là về số lượng và các khách hàng thường xuyên".

Khoản đầu tư lớn từ SoftBank có thể giúp Brandless trang trải chi phí cho những món đồ giá 3 USD, nhưng startup này cần xây dựng sự trung thành của khách hàng, để phòng trường hợp phải đối mặt với Amazon trong cuộc chiến về giá. 

Hoài Thu

VNEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98