Doanh nghiệp FDI xuất siêu gần 16,4 tỷ USD

20/08/2018 10:25
20-08-2018 10:25:03+07:00

Doanh nghiệp FDI xuất siêu gần 16,4 tỷ USD

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 172 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 45 nhóm hàng hoá xuất khẩu, điện thoại và các loại linh kiện đóng góp gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu; dệt may góp hơn 12%; giày-dép góp gần 7%. Đây là những thành phần chủ lực tạo nên tổng kim ngạch xuất khẩu gần 135 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 266,17 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Cả xuất khẩu và nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đều giữ được nhịp tăng cao so với cùng kỳ năm 2017. Trị giá xuất khẩu đạt 134,51 tỷ USD, tăng 16% và nhập khẩu đạt 131,66 tỷ USD, tăng 11,1%.

Với sự tăng mạnh của nhập khẩu trong 3 tháng trở lại đây, cán cân thương mại hàng hóa đang trong trạng thái thặng dư từ tháng 1/2018-4/2018 đã đảo chiều sang thâm hụt trong tháng 5/2018 và tháng 7/2018. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2018, cán cân thương mại hàng hóa vẫn ở trạng thái xuất siêu 2,85 tỷ USD, diễn biến ngược lại với mức thâm hụt 2,61 tỷ USD của 7 tháng đầu năm 2017.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 172 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, trị giá xuất khẩu của khối này trong 7 tháng đầu năm 2018 lên 94,2 tỷ USD, tăng 15,9% và trị giá nhập khẩu của khối này trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 77,81 tỷ USD, tăng 10,4%. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 7 tháng từ đầu năm 2018 thặng dư 16,39 tỷ USD.

Trong xuất khẩu, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với mức 26,48 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 17,4% so với cùng thời gian năm trước. Trong 7 tháng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường: EU với 7,79 tỷ USD, tăng 16,5%; Trung Quốc: 2,86 tỷ tăng 3,5 lần; Hoa Kỳ: 2,74 tỷ USD, tăng 22,4%; Hàn Quốc: 2,63 tỷ USD, tăng 29,4%; Tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất: 2,45 tỷ USD, tăng 9,4%...

Đứng thứ hai là mặt hàng dệt may với trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 16,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,69 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng thời một năm trước đó và chiếm 46,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường EU đạt trị giá 2,32 tỷ USD, tăng 11,9%; thị trường Nhật Bản đạt trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 24,2%; thị trường Hàn Quốc đạt trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 25,1% so với một năm trước đó...

Ở chiều ngược lại của lưu chuyển hàng hoá, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng tiếp tục tăng 11,1% với 45/54 nhóm hàng tăng so với cùng kỳ 2017. Số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là 27/54 nhóm hàng; trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: than các loại tăng 71,6%; phế liệu sắt thép tăng 56,9%; kim loại thường tăng 35,6%; xơ, sợi dệt tăng 33%;  xăng dầu tăng 31,6%... so với cùng kỳ năm trước.

Đứng đầu bảng về kim ngạch nhập khẩu trong 7 tháng là nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 23,15 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện lớn nhất của Việt Nam là: Hàn Quốc với 9,79 tỷ USD, tăng 18,4%; Trung Quốc với 3,95 tỷ USD, tăng 3,4%; Nhật Bản với 2,12 tỷ USD, tăng 30,5%...

Điện thoại các loại và linh kiện đứng ở vị trí thứ hai với trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đạt 7,39 tỷ USD giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2017. Điện thoại các loại và linh kiện trong 7 tháng đầu năm 2018 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 4,33 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc đạt 2,58 tỷ USD, giảm 6,8%; ...

Thứ ba là vải các loại với trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2018 đạt 7,39 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Vải nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 chủ yếu từ thị trường Trung Quốc với 4,05 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng thời gian năm trước; Hàn Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 9%; từ Đài Loan với 932 triệu USD, tăng 3%; Nhật Bản với 433 triệu USD tăng 16,1%...

Sắt thép các loại xếp ở vị trí thứ tư với lượng nhập khẩu trong 7 tháng đạt 8,05 triệu tấn, trị giá 5,8 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong 7 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với gần 3,88 triệu tấn. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 1,29 triệu tấn.

Lê Trà

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98